Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2023 đến nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố là 1.144,3 triệu USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới cũng như góp vốn, mua cổ phần, mua lại cổ phần vón góp tại thành phố.
Cụ thể, trong 5 tháng qua, thành phố đã cấp mới giấy phép đầu tư cho 374 dự án với vốn đăng ký đạt 199,8 triệu USD, giảm 2,5% về vốn so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 156 dự án, vốn đăng ký là 77,7 triệu USD, chiếm 38,9% vốn đăng ký cấp mới; kế đến hoạt động xây dựng có 3 dự án với vốn đăng ký là 53,7 triệu 7 USD, chiếm 26,9%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 81 dự án, vốn đăng ký 33,7 triệu USD, chiếm 19,7%...
Về quốc tịch đầu tư, Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 72 dự án, vốn đăng ký đạt 121,5 triệu USD, chiếm đến 60,8% vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản với 32 dự án, vốn đăng ký 16,5 triệu USD, chiếm 8,3%...
Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới tại TP Hồ Chí Minh với 72 dự án, vốn đăng ký đạt 121,5 triệu USD, chiếm đến 60,8% vốn đăng ký cấp mới. Ảnh minh họa.
Về điều chỉnh vốn đăng ký, trong 5 tháng đầu năm 2023, tại thành phố có 121 lượt dự án với số vốn điều chỉnh tăng 403,3 triệu USD; trong đó, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ có 33 dự án, vốn đăng ký 140,6 triệu USD chiếm 34,8% vốn đăng ký điều chỉnh; hoạt động thông tin và truyền thông có 25 dự án, vốn đăng ký 133,7 triệu USD, chiếm 33,1%; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có 41 dự án, vốn đăng ký 59,6 triệu USD, chiếm 14,8%. Hoa Kỳ là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 215,1 triệu USD, chiếm 53,3% vốn đăng ký điều chỉnh.
Đối với hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp, thành phố cũng có 836 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện với vốn góp là 541,1 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 195,8 triệu USD, chiếm 36,2% tổng vốn góp; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với vốn góp là 167,3 triệu USD, chiếm 30,9%; hoạt kinh doanh bất động sản có số vốn góp đạt 71,7 triệu USD, chiếm 13,2%. Singapore và Cayman Islands là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 53,6% và 11,5%.
Lũy kế từ ngày 1/1/1988 đến ngày 20/5/2023, trên địa bàn thành phố có 11.734 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt hơn 56,71 tỷ USD, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước. Ngoài ra, có 25.126 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tương đương 24,33 tỷ USD.
Tính chung giá trị vốn đầu tư nước ngoài cấp mới, vốn đầu tư tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp vào thành phố đạt gần 81,04 tỷ USD.
Đối với hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp trong nước, trong 5 tháng đầu năm 2023, thành phố đã cấp phép 18.630 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 178.788,2 tỷ đồng, tăng 7,9% về giấy phép và giảm 21,2% về vốn so với cùng kỳ.
VTV.vn - Ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện chính sách và gia tăng ưu đãi như với dòng vốn FDI là ý kiến các chuyên gia, trí thức đóng góp để thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối về nước
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.64142925113503202-hnim-ihc-oh-pt-oav-ut-uad-nov-tor-uad-nad-eropagnis/et-hnik/nv.vtv