vĐồng tin tức tài chính 365

Sự thật về danh sách tội phạm bị FBI truy nã gắt gao nhất

2021-05-01 15:55

Hơn 70 năm qua, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vẫn luôn cảnh báo người dân về những tên tội phạm nguy hiểm nhất chưa bị bắt giữ. Trong số này 10 kẻ bị truy nã gắt gao nhất - tập hợp thành danh sách.

1. Danh sách bắt nguồn từ một ván bài

Khái niệm "ảnh truy nã" xuất hiện ở Mỹ từ những năm 1700, khi chủ nô phát tán thông tin nô lệ bỏ trốn để truy bắt. Nhưng ý tưởng lập danh sách những tội phạm nguy hiểm nhất xuất phát từ cuộc nói chuyện trong lúc chơi bài giữa giám đốc FBI J. Edgar Hoover với một phóng viên vào năm 1949.

Từ nội dung cuộc nói chuyện, phóng viên viết bài báo về một số tên tội phạm nguy hiểm FBI đang để mắt đến. Trước phản hồi tích cực của độc giả, ông Edgar Hoover nảy ra ý định công bố danh sách 10 kẻ nguy hiểm nhất để tranh thủ sự trợ giúp của người dân.

Giám đốc FBI J. Edgar Hoover tại văn phòng Washington ngày 20/5/1963. Ảnh: AP.

Giám đốc FBI J. Edgar Hoover tại văn phòng Washington ngày 20/5/1963. Ảnh: AP.

Ngày 14/3/1950, cái tên đầu tiên được đưa vào danh sách tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của FBI là Thomas Holden, kẻ giết vợ và hai người thân. Holden bị bắt sau khi một độc giả nhận ra ảnh hắn trong danh sách và báo cảnh sát.

2. Không phải tội phạm nào cũng được đưa vào danh sách

Tội phạm trong danh sách của FBI thông thường hội tụ bốn đặc điểm: có nhiều tiền án tiền sự, đang bị khởi tố về tội nghiêm trọng, là mối nguy hiểm đáng kể với công chúng, và có khả năng bị bắt dựa trên tin báo của người dân.

Để lập danh sách chính thức, 56 chi nhánh địa phương của FBI cần cung cấp danh sách tội phạm cộm cán trong vùng cho trụ sở. Sau đó, Đơn vị Điều tra Tội phạm cùng Phòng Công vụ và Quốc vụ của FBI sẽ chọn lựa "ứng viên" để phó giám đốc FBI phê duyệt.

3. Tội phạm có gương mặt nổi bật dễ bị liệt vào danh sách

Trong lúc lập danh sách, FBI sẽ xem xét mức độ nổi bật của "ứng viên". Tội phạm có gương mặt phổ thông sẽ dễ hòa lẫn vào đám đông, nhưng những kẻ có đặc điểm nổi bật sẽ dễ bị người dân để ý và nhận diện hơn.

4. Phần lớn đều bị bắt

Cho tới năm 2020, FBI đã đưa tổng cộng 523 người vào danh sách 10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất. FBI cho biết 488 người trong số ấy sa lưới chủ yếu là do độ "nổi tiếng" sau khi bị liệt vào danh sách. 162 trong 486 người bị bắt nhờ tin báo người dân.

5. Danh sách đôi khi vượt quá 10 người

FBI không phải lúc nào cũng có thể làm tròn danh sách tội phạm truy nã ở mức 10 người. Nếu những kẻ trốn nã là đồng phạm, danh sách của FBI có thể vượt quá.

Bất cứ người nào được đánh số 11 hoặc hơn được gọi là "trường hợp đặc biệt". Nói cách khác, tên tội phạm ấy quá nguy hiểm đến mức cần phải bắt giữ khẩn cấp. Một trường hợp đặc biệt như vậy là Ramzi Ahmed Yousef, kẻ lên kế hoạch đánh bom tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới vào năm 1993.

6. Thời gian kỷ lục người có tên trong danh sách là 32 năm

Từng có thời gian, danh sách 10 kẻ bị truy nã gắt gao nhất của FBI trên thực tế là danh sách của "Victor Manuel Gerena cùng 9 tên tội phạm trốn nã khác".

Năm 1983, trong lúc làm cho công ty xe bọc thép hộ tống, Gerena trói đồng nghiệp và tiêm thuốc ngủ để họ ngất đi. Sau đó, hắn trộm 7 triệu USD rồi bỏ trốn.

Gerena thực ra là một thành viên trong đường dây trộm cướp có gốc gác Puerto Rico. Tổng cộng, 19 kẻ dính líu tới vụ trộm tiền xe bọc thép bị bắt hoặc bị triệt hạ. Riêng Gerena vẫn có thể trốn được.

Tới năm 2016, cái tên Victor Manuel Gerena mới được xóa khỏi danh sách nhưng FBI không công bố lý do. Thông thường, người lọt vào danh sách chỉ có thể bị xóa tên nếu đã chết, được hủy cáo trạng, hoặc được cho là không còn đe dọa công chúng.

7. Danh sách phản ánh thực trạng của thời đại

Danh sách của FBI phản ánh loại tội phạm phổ biến qua từng thời kỳ. Theo FBI, tội phạm cướp ngân hàng và trộm xe thường xuất hiện trong danh sách vào thập niên 1950. Tới những năm 1970, danh sách thường bao gồm những kẻ theo phong trào phản văn hóa tham gia phá hoại hoặc bắt cóc.

Aaron Rouse, đặc vụ FBI phụ trách văn phòng Las Vegas, trong buổi họp báo công bố thêm Jesus Roberto Munguia vào danh sách tội phạm bị truy nã gay gắt nhất vào tháng 11/2017. Ảnh: AP.

Aaron Rouse, đặc vụ FBI phụ trách văn phòng Las Vegas, trong buổi họp báo công bố thêm Jesus Roberto Munguia vào danh sách tội phạm bị truy nã gay gắt nhất vào tháng 11/2017. Ảnh: AP.

Đến nay, tội phạm khủng bố và tội phạm cổ cồn trắng xuất hiện trong danh sách của FBI lớn hơn các loại tội phạm khác.

8. Bang California có số tội phạm trong danh sách nhiều nhất

Trong hơn 500 tội phạm từng lọt vào danh sách của FBI từ năm 1950, 58 kẻ gây án tại bang California, thuộc vùng bờ Tây nước Mỹ. Illinois và New York đứng thứ hai và ba lần lượt với 38 và 33 kẻ.

Một số bang như Alaska, Hawaii, North Dakota, và Rhode Island, chưa từng xảy ra tội phạm khiến kẻ gây án bị liệt vào danh sách.

9. Không giới hạn thời gian

Tội phạm trong danh sách của FBI không phải đều được thực hiện gần đây. Chẳng hạn, năm 2014, FBI đưa William Bradford Bishop Jr., kẻ giết ba người thân, vào danh sách bị truy nã gắt gao nhất dù hắn gây án từ 38 năm trước, năm 1976.

Sau hai năm, cái tên của Bishop được loại khỏi danh sách do thiếu manh mối khả dĩ. Hắn ta cũng được cho là không còn nguy hiểm với xã hội.

10. Chỉ 10 phụ nữ bị liệt vào danh sách

10 trong số hơn 500 tội phạm bị liệt vào danh sách tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của FBI là phụ nữ, thấp hơn 2%.

Ruth Eisemann-Schier là phụ nữ đầu tiên xuất hiện trong danh sách vào năm 1968 vì nhiều tội như Bắt cóc, Tống tiền,... Bà ta bị bắt vào năm 1969 và bị phạt 7 năm tù.

Quốc Đạt (Theo FBI, Mental Floss)

Xem thêm: lmth.1750724-tahn-oag-tag-an-yurt-ibf-ib-mahp-iot-hcas-hnad-ev-taht-us/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sự thật về danh sách tội phạm bị FBI truy nã gắt gao nhất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools