vĐồng tin tức tài chính 365

Có đến 6 DN đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25: Có bất thường?

2021-05-02 10:16

Gạo ST25 đứng trước nguy cơ bị "đánh cắp" thương hiệu ở nước ngoài khi có đến 6 doanh nghiệp nhanh tay đăng ký bảo hộ loại "gạo ngon nhất thế giới". Các chuyên gia cho rằng đối với doanh nghiệp việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ luôn là nhiệm vụ sống còn.

Có đến 6 doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ thương hiệu gạo ST25

Liên quan đến việc 5 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ST25 tại thị trường Mỹ, theo Hệ thống đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ (USPTO), có một hồ sơ sắp được chấp thuận bảo hộ thương hiệu ST25. Theo đó, nhãn hiệu ST25 của Công ty I&T Enterprise, Inc đã được thông qua bước đầu.

Không dừng lại ở đó, ngày 1.5, Văn phòng sở hữu trí tuệ Australia cho biết, một công ty ở nước này đã nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24 và ST25.

Đó là Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD, nộp đơn ngày 22.4. Như vậy, hiện có 6 nhãn hiệu liên quan đến gạo ST25.

Gạo ST25. Ảnh: Văn Phòng
Gạo ST25. Ảnh: Văn Phòng

Trao đổi với Lao Động, một thương nhân (xin được không nêu tên) cho rằng, hiện tại, thương hiệu gạo ST25 sở hữu giống là của ông Hồ Quang Cua. Do vậy trách nhiệm bảo hộ thương mại trên thế giới là trách nhiệm của doanh nghiệp, vì không sản phẩm thuộc tài sản quốc gia.

“Trong vấn đề gạo ST25 bị mất thương hiệu tại Mỹ, trách nhiệm này không thuộc Bộ Công Thương. Nếu như sản phẩm này là Vietnam Airline thuộc thương hiệu quốc gia thì Bộ Công Thương có trách nhiệm bảo hộ, còn trong vụ việc cụ thể này là việc cá nhân của từng doanh nghiệp”, một doanh nhân kinh doanh trong ngành nông sản, nhấn mạnh.

Doanh nhân này cũng cho biết, hiện nay, có 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu gạo ST25 tại Mỹ, Australia, việc này cũng rất bình thường trong lĩnh vực thương mại.

Ở Mỹ, trước khi một doanh nghiệp nào đó nhập hàng của Việt Nam, hay của các nước trên thế giới về, trước khi làm marketing đều phải đăng ký bảo hộ đã, để sau khi làm marketing thành công còn bán được.

Nếu không, khi làm marketing thành công rồi, một doanh nghiệp khác “nhảy vào” nhập hàng để bán thì rất thiệt hại. “Không chỉ ở Mỹ, hầu hết các nước trên thế giới đều làm như vậy” - doanh nhân này khẳng định.

Bảo vệ thương hiệu là nhiệm vụ sống còn

Ông Trương Hữu Thông - Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thông Thuận cho Lao Động biết, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc bảo hộ thương hiệu là vấn đề sống còn cho sự phát triển của một doanh nghiệp.

"Đây là điều phải nghĩ đến đầu tiên khi tham gia thị trường thế giới, dù chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ tại các nước rất cao, nhưng kinh doanh là phải lường trước tất cả mọi khó khăn, rủi ro có thể xảy ra và phải thực hiện tất cả các biện pháp để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ thương hiệu của mình”, ông Trương Hữu Thông nhấn mạnh.

Ông Đào Đức Huấn – Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn cho hay, ở Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vẫn còn hai điểm yếu.

Thứ nhất, đó là thời gian và nguồn lực, để xây dựng được một thương hiệu quốc gia đòi hỏi 5-10 năm, cùng với đó là nguồn lực đầu tư cũng yêu cầu rất lớn; đầu tư cho xây dựng thương hiệu cũng cần nguồn lực như đầu tư cho khoa học công nghệ.

Thứ hai, đó là năng lực và sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội ngành hàng. Sự thay đổi về tư duy chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chiến lược sản xuất – chế biến và thương mại sản phẩm cuối cùng là điều mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay còn thiếu và yếu.

"Đối với ngành nông nghiệp, cần phải xác định, xây dựng thương hiệu nông sản là xây dựng “sản phẩm của Việt Nam”, là nền tảng để phát triển thương mại và mở rộng thị trường quốc tế", ông Huấn nói.

Xem thêm: odl.174409-gnouht-tab-oc-52ts-oag-ueih-gnouht-oh-oab-yk-gnad-nd-6-ned-oc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có đến 6 DN đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25: Có bất thường?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools