Hầu hết chúng ta sẽ xây dựng mục tiêu cuộc đời khá giống nhau: Bạn đặt ra mục tiêu lớn cho bản thân — có thể bạn muốn viết sách, bắt đầu kinh doanh tự do hoặc trở thành diễn viên hài. Mặc dù bạn luôn có nhiều động lực để cố gắng, nhưng chúng không bao giờ đủ để đẩy bạn về đích. Và thế là, bạn đã ngừng cố gắng. Nhiều năm sau, bạn nhìn lại cuộc sống của mình và nhận ra rằng chẳng có gì thay đổi cả. Bạn bắt đầu nghĩ rằng có thể vì mình không đủ thông minh, tài năng hoặc không đủ dũng cảm để làm điều bạn muốn.
Có một khoảng thời gian tôi chẳng quan tâm đến bất kỳ điều gì thậm chí tôi còn chẳng có một mục tiêu nào cho đời mình. Nhưng sau khi tôi bắt đầu sự nghiệp viết lách và biết được tôi cần những gì. Để thành công bạn thực sự cần một tập hợp các chiến lược vi mô để thúc đẩy bạn vượt qua tất cả những chướng ngại vật cản trở bạn đến đích. Những chướng ngại vật đó có thể là sự hạn chế về thời gian, sự xao nhãng và tất nhiên có cả tư tưởng cá nhân. Dưới đây là 12 chiến lược giúp tôi đạt được mục tiêu nhanh chóng.
Tích lũy càng nhiều thành công càng tốt. Để giúp bạn không bị nản, hãy hạ thấp mục tiêu của bạn và cố gắng tích lũy thật nhiều các thành công nhỏ nhanh nhất có thể. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một nhà văn nhưng mỗi ngày bạn không thể ngồi xuống và tập trung viết văn trong nhiều giờ. Vậy bạn hãy tự đặt ra mục tiêu, đó là dành 10 phút mỗi ngày cho công việc viết văn. Vậy cách tốt nhất để thực hiện chiến lược này là đặt thời gian cố định và sau đó tuân thủ nó.
Tránh xảy ra "sai lầm thứ hai". James Clear đã nói rằng tất cả chúng ta đều có lúc gặp khó khăn trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Chẳng hạn như chúng ta sẽ phải đưa ra lựa chọn giữa hai việc đều có giá trị đối với bạn. Ví dụ bạn sẽ phải chọn bỏ qua một buổi tập thể dục hoặc bỏ qua một ngày viết lách. Tuy nhiên chỉ cần bạn đừng để một thứ làm ảnh hưởng đến những thứ khác thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Như Clear viết: "Một sai lầm không có gì đáng lo ngại. Nhưng 2 sai lầm có thể là sự khởi đầu một chuỗi các sai lầm khác".
Tìm lý do bạn mà bạn không thể sống thiếu nó. Lý do bạn muốn đạt được mục tiêu càng thuyết phục thì bạn càng có nhiều khả năng thực hiện được mục tiêu đó. Tôi quyết tâm gắn bó với công việc viết lách bởi vì tôi vô cùng sợ hãi nếu phải làm việc dưới trướng của người khác suốt cuộc đời.
Ngừng nhận lời khuyên từ những người chưa thành công ở lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Cho dù những người này có thiện chí giúp đỡ bạn, thì họ cũng không thể giúp bạn thành công. Thay vào đó, hãy tìm đến những người có cùng mục tiêu với bạn và đã đạt được thành công. Sau đó hay nghiên cứu con đường của họ một cách tỉ mỉ để biết được chính xác cách họ đã làm.
Tìm ra mục tiêu chính của bạn. Cuốn sách The One Thing của Gary Keller nói rằng bạn luôn muốn có một mục tiêu chính. Tôi làm khá nhiều việc khác nhau, nhưng công việc chính mỗi ngày của tôi luôn là hoàn thành một bài đăng trên blog. Tìm mục tiêu cốt lõi giúp tất cả các mục tiêu khác của bạn đạt được dễ dàng hơn.
Sử dụng chiến lược chuỗi. Jerry Seinfeld đã từng chia sẻ về chiến lược mà anh ta sử dụng để thúc đẩy bản thân: Bạn mua lịch và mỗi ngày bạn hãy đánh dấu "x" vào tờ lịch mỗi khi bạn làm việc. Bạn sẽ tạo thành một chuỗi x. Chuỗi càng dài, bạn càng ít có khả năng bị đứt quãng giữa chừng.
Tập trung vào môi trường làm việc của bạn. Nếu muốn trở nên khỏe mạnh hơn, bạn không được để đồ ăn vặt trong nhà. Nếu bạn đang cố gắng tập trung, sẽ thật tệ nếu bạn để thùng rác trên bàn làm việc và TV trong phòng. Bạn tìm cách thay đổi môi trường làm việc để nó giúp bạn chứ không phải chống lại bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải suy nghĩ một cách kỹ càng về những người xung quanh mình.
Biết rõ cái giá phải trả nếu bạn do dự. Bạn có thể nghĩ rằng xử lý các vấn đề mà bạn đang lưỡng lự dễ hơn các vấn đề khó nhằn, nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới đúng: Sự chần chừ sẽ đánh thuế tinh thần của bạn. Vì vậy bạn sẽ giúp ích cho bộ não của mình rất nhiều nếu bạn hành động dứt khoát.
Tập trung tất cả nỗ lực của bạn vào một "cột mốc" cố định. Hầu hết những người bỏ cuộc quá sớm đều không hiểu rằng một khi họ đi đến một điểm nhất định, thành công sẽ tìm đến họ với tốc độ nhanh hơn. Ví dụ, với viết lách, một khi bạn có được một lượng độc giả nhỏ, lượng độc giả của bạn sẽ bắt đầu tăng nhanh hơn từ đó. Làm việc vì mục tiêu của bạn cho đến khi đạt được những thành tựu nhất định mà từ đó mọi nỗ lực của bạn bắt đầu có kết quả.
Đầu tư vào mục tiêu. Thông thường, đầu tư tiền cho mục tiêu của bạn sẽ giống như đòn bẩy tinh thần giúp bạn luôn có động lực làm việc và không ngừng cố gắng. Vì khi đầu tư, bạn sẽ không muốn thấy những khoản tiền bạn bỏ ra bị lãng phí nên bạn sẽ tiếp tục cố gắng duy trì công việc đó. Đó là một lý do tại sao đăng ký một chương trình huấn luyện hoặc đào tạo có thể là tạo động lực một cách hiệu quả.
Đừng để bị cuốn vào việc tối ưu hóa. Đôi khi, suy nghĩ quá nhiều về các thói quen và các chiến lược mình đang dùng có hiệu quả hay không có thể cản trở bạn. Đừng phức tạp hóa vấn đề. Chiến lược đơn giản vẫn có thể mang lại hiệu quả cho tôi. Ví dụ như: Tôi viết ra những mục tiêu vào quyển nhật ký, và sau đó tôi bắt tay vào thực hiện.
Phản xạ có điều kiện. Bạn muốn mỗi ngày được làm việc vào cùng một thời điểm và địa điểm cố định. Điều này rất tốt. Bằng cách này, bạn có thể cài đặt một công tắc ở não bộ của mình. Và cứ đến giờ đó thì công tắc đó tự động bật và bạn sẽ bắt đầu làm việc.
Nghĩ về cái chết. Tôi sử dụng cái chết như một động lực tiếp tục cố gắng không ngừng. Tôi muốn đặt mình vào tình huống là mình sắp chết, như vậy tôi sẽ có thể dùng hết sức bình sinh để chạy đến đích.
Tôi muốn làm và muốn đạt được các mục tiêu mà tôi đặt ra cho bản thân. Và hiện tại tôi đã đến khá gần với điểm đích.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn biết mình chỉ còn một ngày để sống? Bạn sẽ muốn làm gì nhất?
Mộc Dương
Theo Medium