Dù đã 80 tuổi, bà Trần Thị Vàng (còn gọi là bà Tư) vẫn thích được ngồi may - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ở tuổi 80, đều đặn đúng 5h sáng, bà Trần Thị Vàng (hay còn được gọi với cái tên thân thương là bà Tư) lại ngồi vào bàn máy may bên hiên nhà, đạp từng đường chỉ để may mền gửi tặng cho người khó khăn.
Ban đầu bà may bằng vải vụn xin ở tiệm của người con gái, dần về sau thấy thích công việc này, bà và con bà tự bỏ tiền túi ra để mua những thước vải còn nguyên.
Trung bình một ngày bà Tư may được 10 chiếc. Cứ cách 1-2 tháng nếu có đội từ thiện đến xin thì bà cho hoặc bà đem gửi ở chùa cho các thầy phát giùm.
Bà Trần Thị Vàng chia sẻ: "Ngồi may cả ngày, tinh thần tôi lúc nào cũng thấy vui, thấy thích công việc này lắm. Cứ nghĩ người khó khăn, người cơ nhỡ có được chiếc chăn đắp ấm thì lòng mình cũng ấm. Mình cho tiền, người ta dùng hết thì cũng không còn ý nghĩa. Mình cho mền để người ta có cái mà dùng qua ngày, hư hoặc rách thì cũng còn kỷ niệm".
Dù tóc đã bạc, mắt không còn tinh tường như xưa, bà Tư vẫn luôn đau đáu về một giấc ngủ ấm áp hơn cho người kém may mắn. Bà chỉ mong đủ sức khỏe để có thể tiếp tục công việc này cho đến khi hết sức mới thôi.
Cứ đúng 5h sáng, bà Tư lại ngồi vào chiếc máy may bên hiên nhà tại xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP.HCM để may mền cho người khó khăn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Bà Tư vẫn cố gắng chăm chút từng đường kim, mũi chỉ để cho ra những chiếc mền với đường may thẳng tắp - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Bà Tư cho biết bà làm công việc này cũng đã 7 năm, lâu dần thành quen, ngày nào không may mền là bà cảm thấy khó chịu, ngồi may vậy nhưng vui mà lại khỏe cả người lẫn tinh thần - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Bà Tư quan niệm "người ta đắp mền thấy ấm là mình vui" - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Nâng niu, xếp gọn số mền vừa may xong chờ ngày "giao hàng" - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Trung bình 1 tháng bà may được 300 chiếc, cứ đều đặn 1-2 tháng sẽ có nhóm từ thiện đến xin, hoặc bà đem gửi đến các chùa - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Những lúc mệt, bà Tư thường giải trí bằng việc nghe nhạc và nhờ cháu nội Yến Nhi chỉ cách sử dụng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Trong 7 năm làm thiện nguyện, bà Tư cũng nhận "kha khá" bằng khen về gương người tốt việc tốt - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
TTO - Thêm 1 cây "ATM gạo" được đặt tại cổng trường đại học ở Cần Thơ để hỗ trợ sinh viên và người dân đang gặp khó khăn.
Xem thêm: mth.7194401212401202-nahk-ohk-iougn-ohc-nem-yam-hciht-ut-ion-ab/nv.ertiout