Nhân viên Trung tâm điều độ EVNSPC
Với mục tiêu thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, EVN SPC sẽ chuyển đổi thành doanh nghiệp số vào năm 2030 theo lộ trình và định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Từ trọng tâm chuyển đổi số
Theo ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC, để đảm bảo chuyển đổi số thành công, Tổng công ty đã lựa chọn và triển khai thực hiện chuyển đổi số các lĩnh vực trọng tâm trong giai đoạn 2021 -2022, tính đến năm 2025 bao gồm các hoạt động như sau:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để đổi mới, cải tiến quy trình quản lý và vận hành hệ thống điện nhằm nâng cao độ an toàn, tin cậy và cải thiện hiệu suất vận hành.
Thiết kế trải nghiệm nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tương tác trên các kênh kỹ thuật số. Tăng cường phân tích để thấu hiểu khách hàng nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời định hướng cung cấp các dịch vụ gia tăng cho khách hàng.
Cải tiến quy trình, tối ưu hóa hoạt động quản trị doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất lao động. Tăng cường quản trị và ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Xây dựng lực lượng lao động EVN SPC có hiểu biết, ý thức và kỹ năng kỹ thuật số nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Xây dựng một hệ sinh thái số mạnh mẽ, linh hoạt, tăng cường tối đa các dịch vụ, dữ liệu dùng chung để đẩy nhanh quá trình xây dựng và triển khai các giải pháp số trong EVNSPC. Nền tảng phải đảm bảo khả năng mở rộng dễ dàng, nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của EVN SPC.
Tăng cường an ninh bảo mật trong điều kiện các hoạt động chủ yếu diễn ra trên môi trường mạng. Trong đó xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống viễn thông dùng riêng, công nghệ thông tin và tự động hóa.
Chuyển thành doanh nghiệp số
EVNSPC đặt mục tiêu tích cực thực hiện lộ trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, làm cơ sở để EVN chuyển đổi thành doanh nghiệp số vào năm 2030.
Trong đó, mục tiêu chuyển đổi số của EVN SPC giai đoạn 2021 - 2025 là tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những tiến bộ của Công nghệ thông tin (CNTT),Viễn thông dùng riêng (VTDR) để thích ứng hiệu quả các thách thức thúc đẩy một EVN SPC đổi mới sáng tạo, tập trung vào 3 lĩnh vực: xây dựng văn hoá số, hoạt động nghiệp vụ và hạ tầng phục vụ chuyển đổi số.
Để đạt được mục tiêu đề ra, EVN SPC xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể, bao gồm:
EVN SPC hướng tới là một doanh nghiệp số, trong đó lấy khách hàng sử dụng dịch vụ điện làm trung tâm; cung cấp các dịch vụ trực tuyến, minh bạch; vận hành hệ thống ứng dụng CNTT tin cậy với công nghệ tự động hoá hiện đại; kết nối liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia, tự động hóa các quy trình nội bộ và cộng tác với khách hàng,đối tác; vận hành thích ứng với nền kinh tế số trong giai đoạn mới góp phần hoàn thành mục tiêu chung của EVN phát triển ngang tầm với ngành điện các nước trong khu vực và thế giới.
“Xây dựng các chính sách chuyển đổi số, sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm ý tưởng, công nghệ mới một cách có kiểm soát; hình thành văn hóa chấp nhận và thử nghiệm đổi mới sáng tạo, làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng; thúc đẩy đổi mới, phát triển sáng tạo.
Ông Nguyễn Phước Đức (Tổng giám đốc EVNSPC)
Triển khai thành công các ứng dụng dùng chung có tính liên kết, tích hợp của EVN theo lộ trình, tiến độ, đồng thời nghiên cứu xây dựng các phần mềm đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của EVNSPC.
Xây dựng hoàn thiện hệ thống giám sát tổng thể toàn diện hạ tầng hệ thống CNTT, VTDR trong toàn EVNSPC làm công cụ nâng cao năng lực của công tác tham mưu quản lý điều hành về ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ ở các cấp trong toàn EVNSPC.
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT và VTDR, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các cấp, đáp ứng tính sẵn sàng cho lộ trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022.
Đào tạo phát triển đội ngũ chuyên gia CNTT, An toàn thông tin chất lượng cao, làm chủ trong công tác vận hành, triển khai các ứng dụng, tiến tới làm chủ về công nghệ.
Việc chuyện đổi số nhằm nâng cao:
- Năng lực quản lý và khai thác vận hành hiệu quả lưới điện
- Chất lượng dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh điện năng
- Năng lực quản lý dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
- Năng lực quản trị nội bộ, gồm lĩnh vực quản trị nhân sự, văn phòng, tài chính kế toán...
- Năng lực hạ tầng viễn thông, ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong khai thác và triển khai các dịch vụ ứng dụng Công nghệ thông tin
Xem thêm: mth.72612140130501202-os-iod-neyuhc-ohn-noh-tot-gnah-hcahk-uv-cuhp/nv.ertiout