vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu lao động chờ mở cửa - Kỳ1: Sống chung với dịch ở xứ người

2021-05-04 12:37
Xuất khẩu lao động chờ mở cửa - Kỳ1: Sống chung với dịch ở xứ người - Ảnh 1.

Các thực tập sinh Nhật Bản trong một đợt xuất cảnh đầu năm 2021 - Ảnh: NGÂN HÀ

Những ngày này, một ngày làm việc của Nguyễn Hoài Dương (24 tuổi, quê Tây Ninh) vẫn bắt đầu từ 8h-17h. Ngày nào tăng ca thì làm liên tục 12 tiếng từ 6h sáng tới 6h tối. Dương đã qua Nhật được một năm rưỡi và đang làm việc ở bộ phận hàn của một công ty chuyên gia công về cốt thép.

Ổn định công việc

Tan làm về, công việc đầu tiên của Dương là vào bếp nấu cơm chuẩn bị bữa tối và bữa trưa hôm sau với món sở trường là mực xốt cà chua. Đến khoảng 8h tối thì bạn dành thời gian tự học tiếng Nhật và những thứ liên quan đến công việc. 

"Thời gian qua cuộc sống và công việc của tôi cũng không bị ảnh hưởng gì nhiều. Công ty vẫn nhận đơn hàng nhiều nên lương không có gì thay đổi. Có khác cũng chỉ là phải học cách sống chung với dịch. Đi làm hay ra ngoài đều phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, giờ họp cũng phải đeo khẩu trang", Dương chia sẻ. Nhưng bạn cho biết trước đó có một số công ty khác đã phá sản và có không ít thực tập sinh như bạn bị mất việc và đã về nước.

Nguyễn Thị Tố Kim (28 tuổi, quê Đồng Tháp) đến Nhật được một năm rưỡi. Sang Nhật ngay từ khi còn chưa bùng dịch, khi dịch bệnh xảy ra, Kim vẫn còn đang bỡ ngỡ với cuộc sống mới nên cô cũng đã có một khoảng thời gian sống trong lo lắng và phải dần thích nghi với những thói quen phòng chống dịch ở nơi làm việc. Công việc của cô là vị trí nhân viên tại một công ty chuyên về dịch vụ vệ sinh tòa nhà, văn phòng có chi nhánh ở khắp nước Nhật. 

"Hiện tại lịch làm việc của tôi vẫn bình thường, bắt đầu từ 6h45-14g45. Từ lúc sang đây cũng là lúc dịch bệnh bùng lên nên không có tăng ca", Kim chia sẻ.

Hầu hết các bạn trẻ sang Nhật lao động đều dành ra một khoảng thời gian nhất định để học tiếng Nhật hằng ngày. Hoài Dương dành ra 1-2 tiếng mỗi tối tự học. Tố Kim cũng học tiếng Nhật trực tuyến vào các buổi tối do hiện nay công ty không có tăng ca vì ảnh hưởng của dịch bệnh. 

"Hằng ngày ngoài công việc, em dành khoảng 2-3 giờ để tự học thêm tiếng Nhật qua ứng dụng, sách, lên YouTube xem video bài giảng của các giáo viên tiếng Nhật, nghe nhạc Nhật... để tăng khả năng nghe nói, để không chỉ là trong công việc mà ở cuộc sống hằng ngày cũng thuận lợi hơn", Tố Kim chia sẻ.

Bảo vệ bản thân là ưu tiên

Không ít người lao động sang Nhật ngay trong thời gian dịch bệnh và trải qua thời gian cách ly tại đây trước khi chính thức làm việc. Nguyễn Thị Thúy Oanh (26 tuổi, quê Đồng Tháp) sang Nhật từ tháng 11-2020, trong thời gian hiếm hoi mà Việt Nam và Nhật Bản có các chuyến bay thương mại. 

Hiện tại cô sinh sống và làm việc tại Hokkaido với công việc chăm sóc bệnh nhân ở một bệnh viện về phục hồi chức năng. Mỗi ngày công việc của Oanh thường bắt đầu từ 7h30 sáng đến 4h30 chiều hoặc từ 10h sáng đến 7h tối. Suốt thời gian qua Oanh hầu như không tăng ca, làm 5 ngày/tuần, nghỉ 6-8 ngày/tháng.

"Công việc của tôi là hỗ trợ các bệnh nhân trong sinh hoạt hằng ngày như tắm rửa, thay quần áo, thay ga giường, vệ sinh răng miệng, đẩy xe lăn... Ngoài ra thì dành thời gian trò chuyện, tâm sự với họ để tâm trạng người bệnh trở nên lạc quan hơn, vui vẻ hơn", Oanh kể về công việc của mình trong 5 tháng qua.

Nói về dịch bệnh Oanh cho biết hiện tại công việc và sinh hoạt hằng ngày của cô không bị ảnh hưởng nhiều. "Chỉ khó khăn trong thời gian cách ly (1 tháng) khi mới qua Nhật. Trong thời gian cách ly không được ra ngoài, không được tiếp xúc với người khác nên cũng cảm thấy gò bó, bất tiện. Đến khi đi làm thì tôi vẫn làm việc bình thường, không nghỉ ngắt quãng do ảnh hưởng dịch bệnh nên chế độ lương không thay đổi", Oanh cho biết.

Với những bạn trẻ sang Nhật lao động như Tố Kim và Thúy Oanh thì nỗi lo lớn nhất là sợ bị nhiễm bệnh. "Điều bản thân tôi và gia đình lo lắng chính là lỡ nếu như không may mình bị bệnh thì không biết phải như thế nào khi bên đây có một thân một mình. Vì vậy tôi rất hạn chế ra ngoài, chỉ đi khi cần thiết thôi và luôn mang khẩu trang cũng như sát khuẩn, tránh tiếp xúc hay đến nơi đông người", Tố Kim chia sẻ.

Cũng như Tố Kim thì Thúy Oanh phải đeo khẩu suốt thời gian làm việc, khử trùng bằng cồn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc nói chuyện, thông khí trong khu vực làm việc... "Bệnh viện cũng có kế hoạch tiêm vắcxin phòng chống virus corona cho tất cả nhân viên có nguyện vọng trong bệnh viện. Sắp tới thì dịch bệnh sẽ không còn quá đáng lo nữa", Oanh hồ hởi chia sẻ.

Đưa hơn 18.100 lao động sang Nhật trong quý 1-2021

Theo báo cáo của Cục Lao động ngoài nước (DOLAB), trong ba tháng đầu năm 2021 đã có hơn 29.500 lao động được đưa sang các nước, vùng lãnh thổ theo các chương trình về hợp tác lao động, tập trung nhiều nhất là trong tháng 1-2021. Trong số 29.500 lao động có khoảng 18.100 lao động sang Nhật, 10.300 lao động sang Đài Loan, 265 lao động sang Trung Quốc, 135 lao động sang Hàn Quốc.

Ngoài ra các lao động cũng được đưa sang nhiều nước, vùng lãnh thổ như Singapore, Oman, Hungari, Romania, Ba Lan, Philippines, Hong Kong, Cộng hòa Cyprus, UAE, Mashall Islands. Riêng trong tháng 3, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 3.423 lao động (bằng 29,8% so với tháng 3-2020). Trong khi đó, 3 tháng đầu năm 2020, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 32.062 lao động, trong đó Nhật Bản 8.178 lao động, Đài Loan 10.333 lao động.

Lao động di cư Việt Nam đang chịu mức phí cao nhất?Lao động di cư Việt Nam đang chịu mức phí cao nhất?

TTO - Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nói thấy câu hỏi kỳ họp trước ông đã đặt ra "phải chăng việc tồn tại nhiều loại chi phí như trên làm cho lao động di cư Việt Nam đang chịu mức phí cao nhất?" chưa được trả lời thỏa đáng.

Xem thêm: mth.38111159040501202-iougn-ux-o-hcid-iov-gnuhc-gnos-1yk-auc-om-ohc-gnod-oal-uahk-taux/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu lao động chờ mở cửa - Kỳ1: Sống chung với dịch ở xứ người”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools