Trong cuộc chạy đua chuyển đổi số các ngân hàng, dù theo đuổi mục tiêu nào, vấn đề cốt lõi các ngân hàng buộc phải tuân thủ chính là bảo đảm an toàn, an ninh cho hoạt động ngân hàng số. Để đảm đảm bảo an toàn giao dịch và quyền lợi cho khách hàng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Ông Phạm Tấn Lộc – Giám đốc khối dịch vụ ngân hàng số Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) về công tác quản lý rủi ro của ngân hàng này.
Hiện ngân hàng số là đích đến của rất nhiều nhà băng, nhưng các dịch vụ ngân hàng số buộc sẽ phải có bộ đệm phòng ngừa rủi ro tốt hơn rất nhiều so với trước đây. Theo ông, thách thức trong hoạt động xây dựng hệ thống quản trị rủi ro thời số hóa là gì? Đâu là thách thức lớn nhất?
Ông Lộc: Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng, cơ hội cho phát triển ngân hàng (NH) số với khoảng 70% dân số sở hữu smartphone, hơn 129 triệu thuê bao di động, 55 triệu thuê bao internet di động, kết nối 3G/4G phủ toàn quốc, hơn 64 triệu người dùng internet (chiếm khoảng 65% dân số). Thương mại điện tử tăng trưởng cao (30%/năm). Bên cạnh đó, nền tảng kỹ thuật cho triển khai NH số đã không ngừng được đầu tư, nâng cấp với khoảng hơn 18 nghìn ATM; hơn 275 nghìn POS; 78 NH triển khai Internet Banking; 47 NH triển khai Mobile Banking; với khoảng 70.000 điểm thanh toán QRCode (cuối năm 2020).
Nên việc thách thức lớn nhất của các Ngân hàng là công tác an toàn bảo mật thông tin, các Ngân hàng cần xây dựng khung đánh giá rủi ro an toàn thông tin theo thông lệ quốc tế để chuẩn hóa hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai các giải pháp an ninh, bảo mật tương ứng với mức độ quan trọng và rủi ro của hệ thống thông tin. Tổ chức tín dụng phải triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phòng, chống lộ lọt dữ liệu trên toàn bộ hệ thống thông tin; tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình, các khâu có tiềm ẩn phát sinh rủi ro về an toàn thông tin. Ngân hàng và các đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cũng phải xây dựng các quy trình, kịch bản và tổ chức diễn tập định kỳ ứng phó với các sự cố, rủi ro mất an toàn thông tin để nâng cao năng lực ngăn chặn, giảm các tác động tiêu cực, hậu quả của các cuộc tiến công mạng…
Trên thực tế qua thời gian thử nghiệm vừa qua thì eKYC gặp phải trở ngại là lừa đảo rủi ro nhiều. Ở góc độ là nhà băng thì không chỉ đảm bảo giúp khách hàng hạn chế tối đa bị lừa đảo, mà còn phải xây dựng cho rmình tuyến phòng thủ để phòng, chống lại các gian lận tài chính. Câu chuyện này ở Vietbank được thực hiện như thế nào trong thời gian qua?
Ông Lộc: Nếu như trước đây, khách hàng muốn mở tài khoản ngân hàng, mở thẻ ATM... sẽ phải đến trực tiếp quầy giao dịch để thực hiện các thủ tục đăng ký, xác minh thông tin, thì giờ đây nhờ giải pháp eKYC các thao tác này đều có thể thực hiện qua chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet/ 3G hoặc 4G. Giải pháp này được nhận định là nền tảng thiết yếu để các ngân hàng tiến hành chuyển đổi số trong thời đại 4.0 bước đầu là đăng ký mở tài khoản thanh toán và đăng ký mở thẻ giờ đây khách hàng không quá 3 phút để thực hiện việc này mà khách hàng có thể mở ở bất kỳ nơi nào không cần đến Vietbank. Bên cạnh lợi ích về tiết kiệm được thời gian và có trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, giải pháp này còn giúp các ngân hàng tiết giảm được nhân lực và chi phí về mặt bằng trụ sở, nhân sự. Với eKYC, các ngân hàng có thể xây dựng kho dữ liệu thông tin khách hàng đồng nhất, thay vì việc lưu trữ vật lý riêng từng chi nhánh khi xác thực tại quầy như trước. Do đó, việc kiểm tra chéo xem khách hàng thực sự đã đăng ký tài khoản hay chưa là điều dễ dàng hơn. Ngoài ra, những bước trong eKYC như công nghệ gọi điện trực tuyến (video call) sẽ giúp lưu trữ lại bằng chứng trực tiếp của khách hàng mở tài khoản, khiến rủi ro lừa đảo trong đăng ký tài khoản, mở thẻ giảm thiểu hơn so với trước đây.
Tại Vietbank, chúng tôi áp dụng hình thức mở thẻ trả trước định qua nhiều bước xác thực khi khách hàng thực hiện đăng ký thẻ khách hàng bắt buộc phải được so khớp 100% giữ hình ảnh tùy thân như CMND/CCCD và hình ảnh sống thực tế từ khung mặt của khách hàng, bước cuối cùng khách hàng sẽ ứng dụng vào Hợp đồng điện tử và Chữ ký số để xác thực. Tiếp theo việc sắp tới Vietbank cho phép mở tài khoản khách hàng từ xa qua eKYC chúng tôi thực hiện theo bước kiểm tra đối tượng khách hàng có năm trong danh sách về phòng chống rửa tiền qua công nghệ Fraud check online, và tiến tới quá trình sử dụng Video Call để định danh khách hàng hàng.
Hiện nay các đối tượng thực hiện việc lừa đảo bằng các thủ đoạn tinh vi nhằm đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng và qua đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng qua các hình thức khác nhau, Vietbank làm gì để cảnh báo khách hàng?
Ông Lộc: Để bảo vệ thông tin giao dịch, tài sản cho khách hàng,Vietbank thường xuyên đưa ra những cảnh báo trực tiếp cho các khách hàng thông qua số điện thoại, email mà khách hàng đã đăng ký khi sử dụng dịch vụ của Vietbank và các kênh giao dịch Interet banking, Vietbank Digital.
Vietbank gửi khuyến cáo đến Quý khách hàng cần nâng cao cảnh giác, không cung cấp thông tin, OTP, SMS, không đăng nhập các website/ứng dụng có gắn kèm các đường link lạ. Đồng thời, khi sử dụng các giao dịch ngân hàng điện tử, khách hàng cần thường xuyên thay đổi/cập nhật mật khẩu; nhanh chóng đăng ký với Vietbank khi có sự thay đổi thông tin liên lạc (địa chỉ, email, điện thoại) để Vietbank kịp thời cập nhật nhằm hỗ trợ, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Xem thêm: odl.413509-gnah-nagn-aoh-os-yk-ioht-gnort-or-iur-yl-nauq-knabteiv/et-hnik/nv.gnodoal