Tổ hợp Samsung tiêu thụ rất nhiều điện, đang muốn mua điện trực tiếp từ các nhà máy năng lượng tái tạo - Ảnh: N.Khánh
Cùng với Samsung, một số "ông lớn" FDI khác cũng đang rất quan tâm và muốn tham gia cơ chế này.
Đáp ứng điều kiện mới được tham gia thí điểm
Một nguồn tin của Tuổi Trẻ xác nhận nội dung Samsung đề nghị kể trên và cho hay đề xuất này dựa trên dự thảo thông tư quy định thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện đang được Bộ Công thương lấy ý kiến.
Theo cơ chế này, các đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt lớn hơn 30MW sẽ được thỏa thuận nguyên tắc ràng buộc với những khách hàng sản xuất công nghiệp (tại cấp điện áp từ 22kV trở lên) để bán điện trực tiếp.
Giao dịch mua bán điện giữa các bên được thực hiện qua thị trường điện giao ngay theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công thương ban hành.
Để mua bán điện trực tiếp, đơn vị phát điện vẫn sẽ ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để bán toàn bộ điện năng trên thị trường điện giao ngay, đồng thời đưa ra bản chào giá.
Những khách hàng sản xuất công nghiệp quy mô lớn như Samsung sẽ được lựa chọn đơn vị sản xuất điện, với tổng công suất không quá 1.000MW, để mua điện. Bộ Công thương sẽ tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt tham gia thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp khi đáp ứng đủ các tiêu chí.
Theo một đại diện của EVN, không phải mọi khách hàng lớn được theo cơ chế mua bán điện trực tiếp. Khi đáp ứng tiêu chí, các bên mua bán điện sẽ đấu nối điện qua lưới điện trung thế, công ty điện lực sẽ dựa trên sản lượng để mua về theo hợp đồng đã được đăng ký. Ngành điện sẽ chỉ tính phí truyền tải, phân phối, tổn thất.
"Trường hợp bên mua sử dụng nhiều hơn sản lượng điện tái tạo đã đăng ký, sẽ phải trả tiền điện cho sản lượng điện vượt công suất theo giá thị trường. Nếu điện năng lượng tái tạo đủ nhu cầu tiêu thụ, khách hàng vẫn được mua thêm điện trực tiếp từ EVN để đảm bảo vận hành" - vị này cho hay.
Có lợi cho các bên
Bộ Công thương cho hay dự kiến sẽ thí điểm cơ chế cho mua trực tiếp ở giai đoạn 2021 - 2023 với công suất khoảng từ 400 - 1.000MW. Sau đó, Bộ Công thương sẽ đánh giá, tổng kết và chính thức triển khai từ 2024.
Theo ông Phan Công Tiến - chuyên gia năng lượng, cơ chế DPPA được thí điểm sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh giữa các công ty phát điện. Đặc biệt, với những doanh nghiệp FDI lớn, cơ chế này giúp họ được sử dụng điện sạch để đáp ứng được yêu cầu sản xuất sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.
Một đại diện của EVN thì cho rằng đây là cơ chế có lợi cho các bên. Tuy vậy, ông Tiến cho rằng các chi phí truyền tải, phân phối... phải được duyệt sao cho hợp lý, phù hợp và minh bạch.
EVN không còn là nhà mua buôn duy nhất
Theo Bộ Công thương, việc thí điểm cơ chế cho phép khách hàng lớn ký hợp đồng trực tiếp với nhà máy điện là để hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh đã được đưa vào vận hành từ năm 2019.
Với thị trường này, EVN không còn là đơn vị mua buôn điện duy nhất mà có 5 tổng công ty điện lực trực tiếp tham gia, nhờ đó tăng tính minh bạch trong chào giá, lập lịch huy động các nhà máy điện.
TTO - Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ, ông CHOI JOO HO, tổng giám đốc Samsung Việt Nam, chia sẻ lý do vẫn giữ được xuất khẩu tới gần 60 tỉ USD từ Việt Nam, nỗi lo và việc ứng phó COVID-19 ở tổ hợp sản xuất 'khủng' cũng như việc đầu tư sắp tới tại đây.
Xem thêm: mth.43400648050501202-peit-curt-neid-aum-noum-gnusmas/nv.ertiout