vĐồng tin tức tài chính 365

KTSG số 19-2021: Tương lai kinh tế Việt Nam nhìn từ đại dịch

2021-05-05 15:51

KTSG số 19-2021: Tương lai kinh tế Việt Nam nhìn từ đại dịch

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) - Sau bài viết tựa đề “Thế giới hậu Covid-19 hay với Covid-19?” trên KTSG tuần trước, tuần này, giáo sư Trần Văn Thọ tiếp tục luận bàn về tương lai kinh tế Viết Nam, nhìn từ đại dịch. Theo giáo sư, với tiền đề đại dịch có thể kéo dài hoặc có thể tái phát, kinh tế Việt Nam sẽ phải phát triển với tốc độ chậm hơn dự kiến. Nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tăng năng suất, phát triển với tốc độ cao hơn nhiều nước khác.

Mời bạn đọc đến với KTSG số phát hành sáng mai, ngày 6-5. Tại bài viết thứ hai của mình có tựa đề Kinh tế Việt Nam trong thập niên 2020: những tiêu điểm chiến lược cụ thể, GS. Trần Văn Thọ cho rằng một trong những tiêu điểm chiến lược cho Việt Nam là sự chuyển dịch về cơ cấu lao động và cơ cấu doanh nghiệp với việc đào tạo nguồn nhân lực theo hướng phục vụ một nền công nghiệp hóa được đẩy mạnh theo diện rộng.

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Đề xuất khiến doanh nghiệp choáng váng (Bùi Trinh): Đề xuất mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất phải bằng 70% bình quân tổng thu nhập của người lao động đang khiến doanh nghiệp lo lắng.

Thuế cho thuê nhà nên thế nào? (TS. Võ Đình Trí): Dòng thu nhập từ cho thuê nhà thuộc diện điều tiết của thuế thu nhập. Nhưng phải áp dụng cụ thể như thế nào cho các tình huống khác nhau để chính sách thuế đi được vào cuộc sống?

Lỗ hổng pháp lý giao dịch tiền ảo, forex và đánh bạc với nước ngoài (LS. Trương Thanh Đức): Hiện các quy định pháp luật đối với giao dịch tiền ảo, forex (giao dịch ngoại hối) và đánh bạc với nước ngoài chưa cụ thể, rõ ràng, nên thiếu cơ sở pháp lý để quản lý và ngăn ngừa hệ lụy xấu.

Nhận dạng những kẻ lừa đảo giấu mặt (Châu Phan): Để giảm thiểu số vụ lừa đảo tài chính, người dân phải không tham (để không bị mắc bẫy), cơ quan chức năng phải tinh nhạy, sớm phát hiện các bẫy lừa đảo.

Trần Tố Nga - cuộc chiến pháp lý cho quá khứ và tương lai: Chờ đợi một phiên tòa lịch sử (TS. Lê Thiên Hương - TS. Nguyễn Thụy Phương): Người ủng hộ bà Trần Tố Nga đang hồi hộp chờ đến ngày 10-5-2021, ngày mà Tòa đại hình Evry (Pháp) sẽ đưa ra phán quyết chính thức về vụ kiện lịch sử của bà - một nạn nhân của chất độc da cam rải xuống Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ.

Dịch bệnh và hiệu ứng “Sell in May” đe dọa VN-Index (Bình An): VN-Index đang bị thách thức và là ẩn số trong bối cảnh thị trường thiếu thông tin hỗ trợ, khả năng lạm phát tăng cao kết hợp hiệu ứng “Sell in May” và diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh - có đáng lo? (Tuệ Nhiên): Yếu tố lãi suất sẽ là tâm điểm quan trọng nhất trong năm nay khi nhiều người tin rằng sau chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ là chu kỳ thắt chặt trở lại.

Tăng vốn mạnh - ngân hàng chấp nhận mạo hiểm hơn? (Thụy Lê): Hơn 100.000 tỉ đồng là vốn điều lệ dự kiến tăng thêm của các ngân hàng nội địa trong năm 2021. Kế hoạch này giúp các ngân hàng tăng cường nội lực tài chính, nhưng cũng có thể khiến các ngân hàng chấp nhận kinh doanh mạo hiểm hơn.

Bị siết lại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giảm sút (Đăng Linh): Những nét mới trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đầu năm nay: doanh nghiệp không còn ồ ạt phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường ít hơn, phát hành đại chúng tăng cao…

Kết quả kinh doanh ngành dầu khí phân hóa mạnh (Linh Trang): Mặc dù giá dầu trên đà hồi phục nhưng không phải doanh nghiệp dầu khí nào cũng cải thiện được kết quả kinh doanh trong ba tháng đầu năm nay.

Tôi là nhà đầu tư F0 (Tuấn Khang): Nhìn thấy các đồng nghiệp, bạn bè và cả những người hàng xóm “thắng lớn” nhờ cổ phiếu tăng cao, tối quyết định “học” theo họ mở tài khoản để lướt sóng kiếm lời, nhưng…

Cái quan trọng hơn với nền kinh tế Việt Nam bị lãng quên (Nguyễn Quang Thái - Bùi Trinh): Tăng trưởng xuất nhập khẩu, xuất siêu ngày càng lớn, nhưng những kết quả đó không đóng góp được nhiều cho nền kinh tế trong nước. Nguyên nhân do cấu trúc của nền kinh tế quá lạc hậu.

Khung pháp lý cho vay ngang hàng: Kinh nghiệm thế giới có thể giúp ích cho Việt Nam (Trần Hùng Sơn): Thiếu khuôn khổ pháp lý khiến hoạt động cho vay ngang hàng phát sinh tiêu cực. Sự dịch chuyển hoạt động sang Việt Nam của các nền tảng cho vay ngang hàng Trung Quốc tạo nhiều tiềm ẩn rủi ro. Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quản lý cho vay ngang hàng trên thế giới.

EU sẽ ứng xử với AI như thế nào? (Trương Trọng Hiểu): Giới kỹ sư và kinh doanh công nghệ thêm một lần râm ran về số phận của các loại tài sản trí tuệ mới, đặc biệt là các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI), khi Ủy ban châu Âu chính thức công bố bản dự thảo quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của AI.

Bắt nhịp với thị trường du lịch “thất thường” (Đào Loan): Những ngày nghỉ lễ vừa qua tiếp tục là chuỗi ngày căng thẳng với những người làm du lịch.

Đằng sau sự tăng trưởng của ngành gỗ (Quốc Hùng): Trong bối cảnh dịch bệnh nhưng ngành gỗ Việt Nam tăng những ba bậc trong xếp hạng các nước kim ngạch xuất khẩu lớn. Tuy vậy, đằng sau sự tăng trưởng đó vẫn còn nguyên những mối lo…

Có gì trong 6 hồ sơ nhãn hiệu liên quan đến ST25 nộp tại Mỹ? (Ngân Trần): Trong tất cả 6 hồ sơ nhãn hiệu liên quan đến dấu hiệu ST25 tại Mỹ, hiện chỉ có một nhãn hiệu được chấp nhận để chuyển sang giai đoạn tiếp theo là phản đối đơn, các hồ sơ nhãn hiệu khác đều trong giai đoạn bị đình chỉ hoặc cần phải hoàn thiện hồ sơ.

SME với mô hình 5V (Vũ Tuấn Anh): Chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu và như thế nào? Trên thế giới có rất nhiều mô hình, quy trình cũng như phương pháp luận để giải quyết nhưng lại khó phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tản mạn kinh tế đêm (Lê Hữu Huy): Một nền kinh tế đêm tuyệt vời cần thu hút mọi thành phần trong xã hội, phục vụ cho nhiều nhu cầu và cung cấp nhiều hoạt động khác nhau.

Mô hình gắn kết du lịch ĐBSCL (Anh Vũ): Một hệ thống gắn kết tốt giữa các khách sạn và công ty vận chuyển (đưa đón khách) hoạt động như một mạng xã hội là nhu cầu cấp bách. Nền tảng du lịch dưới hình thức trang web đó cho phép bất cứ ai cũng có thể tiếp cận các dịch vụ để chủ động sắp đặt những chuyến đi, thậm chí mua sắm, thanh toán trên đó.

Cách ly và cách chức (Quỳnh Thư): Trong ngữ cảnh các ca nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng ngày càng tăng, việc cách chức những quan chức lơ là chống dịch cũng như xử lý nghiêm người dân vi phạm là chuyện cần làm.

Ký ức dòng sông (Thanh Thảo): Lòng vẫn khắc khoải với con sông tuổi ấu thơ. Đó là dòng sông khởi đầu cho đời người.

Sửa chữa thanh xuân (Minh Lê): Người ta có quyền gầy dựng và thực hiện những khát khao mang giá trị tinh thần. Nhưng với những người ở vị trí trụ cột hay đầu tàu, đang phải chịu trách nhiệm kinh tế cho nhiều người khác, những cú “sửa chữa thanh xuân” của cá nhân có thể kéo theo sự lung lay của nhiều mái nhà.

Đi công viên đi, đi cho khỏe! (Lưu Thị Lương): Đi công viên đều đều mỗi ngày. Đi cho khỏe. Đi hoài cũng có cảm giác yên ổn, an toàn ở một nơi công cộng, vì quay qua quay lại toàn là người quen (mặt).

Trang Kinh tế thế giới:

SPAC - Con ngựa thành Troy (Nguyễn Vũ): Việc lạm dụng SPAC (sáp nhập vào một công ty niêm yết để đi tắt lên thị trường chứng khoán mà khỏi thông qua con đường IPO nhiêu khê) hiện đang ở đỉnh điểm và có dấu hiệu xì bong bóng.

Trung Quốc: Thách thức từ núi nợ của các địa phương (Lạc Diệp): Núi nợ của chính quyền các địa phương đang trở thành rủi ro tài chính hàng đầu mà Chính phủ Trung Quốc cần giải quyết.

Mời bạn đọc đón xem!

 

Xem thêm: lmth.hcid-iad-ut-nihn-man-teiv-et-hnik-ial-gnout-1202-91-os-gstk/060613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“KTSG số 19-2021: Tương lai kinh tế Việt Nam nhìn từ đại dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools