Thị trường trái phiếu xanh toàn cầu đã vượt qua mốc phát hành lũy kế 1 nghìn tỷ đô-la Mỹ (USD) tính từ khi bắt đầu hình thành vào năm 2007, một mức tăng trưởng ấn tượng. Trong bối cảnh này, tại Việt Nam, nhiều chính sách và chương trình hành động hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xanh và bền vững đã được thúc đẩy, bao gồm các chiến lược xanh trong lĩnh vực thị trường tài chính. Mới đây, tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN Lần thứ 7 tại Brunei vào tháng trước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã khẳng định quan điểm ưu tiên phát triển tài chính xanh và bền vững, đặc biệt là thúc đẩy phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam.
Bà Lê Thị Mỹ Hạnh cho biết GGGI Việt Nam hoan nghênh cam kết của Chính phủ về phát triển trái phiếu xanh.
Mở đầu webinar, bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Trưởng Đại diện Quốc gia của GGGI Việt Nam, hoan nghênh cam kết này của Chính phủ. "Việt Nam (VN) là một ngôi sao sáng trong việc ứng phó đại dịch COVID, nhưng nền kinh tế của chúng ta không thể tránh khỏi tác động của sự suy thoái toàn cầu. Đây là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội để chúng ta có thể xây dựng lại tốt hơn. GGGI luôn đồng hành cùng VN để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi một cách bền vững", bà Hạnh cho biết.
Diễn giả Srinath Komarina chia sẻ kết quả từ "Khảo sát Thị trường về Trái phiếu Xanh" của GGGI.
Chuyên gia quốc tế về tài chính xanh, ông Srinath Komarina – Phụ trách chương trình về trái phiếu xanh (TPX) của GGGI Việt Nam – cho rằng năm 2020 đánh dấu bước nhảy vọt của ngành Tài chính bền vững, lập kỷ lục mới với mức phát hành cao nhất trong một năm, ở mức 732,1 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2019). Trong khi đó, TPX tăng kỷ lục đạt 305,3 USD và Trái phiếu Xã hội tăng bảy lần lên 147,7 USD.
Những xu hướng từ thị trường quốc tế và khu vực cho thấy TPX có tiềm năng lớn ở VN nhưng thị trường hiện vẫn thiếu các điều kiện ưu đãi cho các dự án xanh. Các nhà đầu tư trong nước thảo luận một số đề xuất thúc đẩy thị trường như giảm thuế đối với TPX cũng như nâng cao năng lực cho đơn vị thẩm định TPX trong nước. Những người tham gia cũng quan tâm về việc áp dụng Quy định Công bố Tài chính Bền vững của Liên minh Châu Âu tại VN và các kỹ thuật đánh giá TPX.
Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI)
GGGI là tổ chức liên chính phủ quốc tế, được thành lập vào năm 2012 tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc Rio+20 về Phát triển bền vững. Tầm nhìn của GGGI là kiến tạo "một thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, toàn diện và bền vững dựa trên mô hình carbon thấp và khả năng phục hồi cao", và sứ mệnh "hỗ trợ các quốc gia thành viên chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế tăng trưởng xanh". GGGI thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm: giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu của Thỏa thuận Paris; thúc đẩy các cơ hội việc làm xanh; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ bền vững (năng lượng sạch với giá cả phải chăng, quản lý chất thải bền vững); cải thiện chất lượng không khí; duy trì các nguồn vốn tự nhiên cung cấp cho các dịch vụ hệ sinh thái; và tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu.
Viện CFA®
Viện CFA® là hiệp hội toàn cầu của các chuyên gia đầu tư, nơi thiết lập chuẩn mực và các yêu cầu năng lực nghề nghiệp cao nhất cho ngành đầu tư. Viện CFA cũng là nơi xây dựng và quảng bá các tiêu chuẩn hành vi đạo đức trong ngành đầu tư và cung cấp kiến thức nghề nghiệp uy tín cho cộng đồng tài chính toàn cầu. Sứ mệnh của Viện CFA là xây dựng môi trường chuyên nghiệp, nơi mà lợi ích của nhà đầu tư được đặt lên hàng đầu, thị trường vận hành hiệu quả và nền kinh tế phát triển bền vững. Viện CFA® hiện có hơn 178.000 thành viên đang hoạt động tại 162 thị trường, trong đó có 156 hội CFA® địa phương. Việt Nam hiện có hơn 270 người sở hữu Chứng chỉ CFA® và là thành viên Viện CFA®.
Xem thêm: nhc.19302921160501202-teiv-ut-uad-ioig-auc-mat-nauq-us-tuh-uht-hnax-ueihp-iart/nv.fefac