- Triều Tiên chỉ trích Liên hợp quốc sau vụ thử tên lửa
- Triều Tiên bắn thử tên lửa, Hàn Quốc trong tâm thế chuẩn bị ứng phó
- Trung Quốc thất bại trong lần đầu tiên phóng tên lửa Trường Chinh 7A
Khoảnh khắc tên lửa Trường Chinh 5B rời bệ phóng hôm 28/4. Ảnh: ITN |
Hãng tin Independent ngày 5/5 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Mike Howard khẳng định, Bộ Tư lệnh Không gian thuộc quân đội Mỹ đã biết vị trí và đang theo dõi sát sao mọi diễn biến liên quan đến phần lõi tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc trên không gian.
Ông Howard thông báo, phần lõi của tên lửa Trường Chinh 5B dự kiến quay lại Trái đất vào khoảng ngày 8/5. Tuy nhiên, thời điểm chính xác khi nào nó sẽ đi vào bầu khí quyển sẽ chỉ có thể được xác định vài giờ trước khi nó bắt đầu rơi.
"Phi đội Kiểm soát Không gian 18 (thuộc Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ) sẽ cung cấp các bản cập nhật hàng ngày về vị trí của thân tên lửa… Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin ngay khi có sẵn", ông Howard thông báo.
Tên lửa Trường Chinh 5B mang theo một module thuộc trạm vũ trụ Thiên Hà của Trung Quốc lên quỹ đạo hôm 28/4. Sau khi triển khai module, phần lõi tên lửa đã cạn nhiên liệu sẽ được điều khiển để rơi có kiểm soát qua khí quyển Trái đất.
Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Các radar trên mặt đất nhanh chóng phát hiện lõi tên lửa, có chiều dài 30m, rộng 5m và nặng 21 tấn, đang di chuyển mất kiểm soát với vận tốc hơn 25.000km/h ở độ cao khoảng từ 170 - 372 km phía trên bề mặt Trái đất.
Theo các chuyên gia, lực hút của Trái đất sẽ kéo lõi tên lửa về phía bầu khí quyển. Phần lớn lõi tên lửa nhiều khả năng sẽ bốc cháy trong quá trình rơi do ma sát với không khí ở tốc độ lớn. Nhưng một số mảnh vỡ còn sót lại sẽ trút xuống mặt đất và có thể gây thiệt hại.
Xem thêm: /199936-tad-iarT-ial-ort-ior-couQ-gnurT-aul-net-meid-ioht-ol-eH/h42-ioig-ehT/nv.moc.dnac