vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán: Hiệu ứng gây lo lắng “sell in May” đã hết hiệu nghiệm

2021-05-08 04:07

Thị trường chứng khoán với VN-Index đã được thử thách với hiệu ứng “sell in May” qua tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5. Bước đầu, “sell in May” cho thấy là hiệu ứng truyền thông hơn là thực tế thị trường.

Tỉ số được san bằng

Tuần giao dịch đầu tiên của tháng được cho là “sell in May” đã diễn ra như thể hiệu ứng này chưa bao giờ được biết đến trên thị trường.

Theo quan sát của bà Bùi Thị Kim - Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam: “Chỉ có phiên ngày đầu thị trường giao dịch trở lại sau đợt nghỉ lễ (4.5) VN-Index vào đầu phiên có thời điểm rung lắc giảm sâu hơn 20 điểm và lực bán khá mạnh, còn lại những phiên vừa qua cho thấy thị trường diễn ra khá bình tĩnh, tâm lí nhà đầu tư khá ổn định”.

Thậm chí, theo bà Kim, thị trường tuần qua cũng phải đối mặt với thông tin về đợt bùng phát dịch COVID-19 trong cộng đồng diễn ra phức tạp, nhưng ngưỡng tâm lí thị trường đủ “kháng nguyên” để duy trì giao dịch theo nhịp bình thường.

Trong 4 phiên giao dịch của tuần đầu tháng 5, VN-Index có 2 phiên tăng đầu tuần tổng cộng 17,04 điểm, và 2 phiên giảm về cuối tuần chỉ số mất đi tổng cộng 14,62 điểm, tính ra VN-Index vẫn có thêm 2,42 điểm, tương ứng mức tăng 0,19% trong tuần đầu của tháng được cho là “sell in May”.

Theo thống kê, tính từ năm 2016-2020 tới nay, tỉ lệ tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5 giảm điểm - tăng điểm đang ở tỉ số 8-7. Tuy nhiên, với kết quả tuần giao dịch vừa qua, chênh lệch đã được san lấp thành 8-8.

Một thống kê khác, tháng 5 trong 10 năm từ 2011-2020, có 5 năm VN-Index giảm điểm và 5 năm VN-Index tăng điểm, tỉ số là 5-5. Ông Lê Thành Đạt - Trưởng Phòng Môi giới của Công ty chứng khoán SSI - cho hay, hiệu ứng “sell in May and go away” không tác động nhiều lên chỉ số như truyền thông lan truyền.

Thanh khoản đã quay trở lại

Một tín hiệu khả quan là sự tích cực song hành của chỉ số và thanh khoản.

Trong tuần giao dịch đầu tiên (4-7.5) khi VN-Index kết tuần tăng điểm, thanh khoản trên sàn HoSE cũng có sự cải thiện rất rõ rệt.

Cụ thể, tuần giao dịch ngay trước lễ (4 phiên từ ngày 26-29.4), tổng thanh khoản đạt hơn 69.465 tỉ đồng, bình quân mỗi phiên đạt thanh khoản hơn 17.366 tỉ đồng. Trong khi đó, tuần giao dịch ngay sau lễ (4 phiên từ ngày 4-7.5), tổng thanh khoản đạt hơn 85.425 tỉ đồng, bình quân mỗi phiên đạt trên 21.356 tỉ đồng. Như vậy, tổng thanh khoản của tuần ngay sau lễ nhiều hơn tuần ngay trước lễ khoảng 15.960 tỉ đồng, tăng mạnh khoảng 23%.

Có 2 lí do được bà Kim lí giải về việc thanh khoản tuần ngay sau lễ tăng mạnh so với tuần ngay trước lễ.

Thứ nhất, ngay trước lễ tâm lí chung của nhà đầu tư ngại giao dịch vì nếu mua vào có thể cổ phiếu chưa thể về tài khoản ngay trong tuần, dẫn đến có thể bị động khi thị trường giao dịch trở lại sau lễ có những diễn biến khó lường. Thứ hai, mỗi dịp nghỉ lễ đặc biệt là những đợt có số ngày nghỉ khá dài từ 3 trở lên, nhà đầu tư có tâm lí tạm nghỉ ngơi nên rút tiền về tài khoản, tạm ngừng giao dịch. Thứ ba, trước lễ các thông tin về dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng đã xảy ra và nhà đầu tư chưa thể biết được thị trường sẽ bị tác động như thế nào, tâm lí đề phòng nên phải thận trọng.

Tuy nhiên, tuần giao dịch đầu tiên sau lễ cho thấy, VN-Index có khả năng đề kháng, thích nghi với những thông tin về dịch COVID-19 đang bùng phát trong cộng đồng, và dịp nghỉ ngơi cũng đã kết thúc, tâm lí nhà đầu tư được giải tỏa nhiều, chính vì thế dòng tiền vào thị thường trường mạnh dạn hơn, từ đó thanh khoản tăng mạnh so với tuần trước đó.

Xem thêm: odl.318609-meihgn-ueih-teh-ad-yam-ni-lles-gnal-ol-yag-gnu-ueih-naohk-gnuhc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán: Hiệu ứng gây lo lắng “sell in May” đã hết hiệu nghiệm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools