vĐồng tin tức tài chính 365

Gạo ST25 bị đăng ký bảo hộ: Thực chất là chiếm đoạt quyền sở hữu

2021-05-08 12:24

Liên quan việc 6 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gạo ST25, theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), về bản chất, đây là hiện tượng chiếm đoạt, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu thương mại sản phẩm.

Tại sao gạo ST25 bị "chiếm đoạt" nhãn hiệu?

Thương hiệu gạo ST25 Việt Nam trước nguy cơ bị "đánh cắp" ở Mỹ khi có đến 6 doanh nghiệp ở Mỹ và Úc "nhanh tay" đăng ký bảo hộ loại "gạo ngon nhất thế giới" này chỉ là sự việc nối dài chuỗi bài học kinh doanh của doanh nghiệp khi thực tế có rất nhiều sản phẩm Việt "mang chuông đi đánh xứ người" bị "đánh cắp" thương hiệu.

Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, vụ việc gạo ST25, về bản chất - đây là hiện tượng chiếm đoạt, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu thương mại sản phẩm giữa chủ sở hữu thực sự và các chủ sở hữu đã chiếm quyền đăng kí bảo hộ.

Nguyên nhân bởi còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức rõ vai trò của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như là một công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Chính việc chậm trễ trong đăng ký bảo hộ độc quyền cho các sản phẩm thế mạnh, có chất lượng của Việt Nam tại nước ngoài đã khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thương hiệu, hoặc phải tốn rất nhiều nguồn lực để giành lại.

Hồ sơ xin bảo hộ nhãn hiệu gạo ST25 của T&L Global Foods Supply tại Australia. Ảnh chụp màn hình
Hồ sơ xin bảo hộ nhãn hiệu gạo ST25 của T&L Global Foods Supply tại Australia. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến việc đăng kí bảo hộ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn do thủ tục phức tạp, chi phí cho việc thuê luật sư ở nước sở tại, sắp xếp cho cơ quan sở hữu trí tuệ thẩm định đơn đăng ký và nhiều chi phí tìm hiểu và khảo sát thị trường... khá tốn kém.

Nhà nước không thể làm thay doanh nghiệp

Trong mọi trường hợp liên quan tranh chấp về bảo hộ sở hữu trí tuệ, đại diện Bộ Công Thương khẳng định "trách nhiệm đầu tiên thuộc về doanh nghiệp". Bởi vì đây là tài sản, trí tuệ của doanh nghiệp.

Thậm chí, nếu cơ quan nhà nước có cảnh bảo, hoặc khuyến cáo về nguy cơ nhưng doanh nghiệp không mong muốn, không chủ động, không hợp tác để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở một thị trường cụ thể thì cơ quan quản lý nhà nước cũng không thể làm thay được doanh nghiệp.

Thông qua sự việc nhãn hiệu gạo ST24, ST25 của Việt Nam, để tránh các trường hợp đáng tiếc tiếp theo xảy ra, đại diện Bộ Công Thương khẳng định: Trước hết, các doanh nghiệp cần có ý thức chủ động bảo vệ tài sản trí tuệ của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu.

"Việc chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp hạn chế nguy cơ bị xâm hại về nhãn hiệu trên thị trường, loại bỏ các chi phí cho việc theo đuổi tranh chấp liên quan đến việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu sản phẩm của mình, tránh việc các doanh nghiệp nước ngoài xâm phạm quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh" - đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Gạo ST25 là một trong những vụ việc điển hình nông sản Việt bị “cướp” tên. Ảnh: Nhật Hồ
Gạo ST25 là một trong những vụ việc điển hình nông sản Việt bị “cướp” tên. Ảnh: Nhật Hồ

Theo nguồn tin của Lao Động, hiện tại, Cục Xúc tiến thương mại đã có văn bản đề xuất Bộ trưởng Công Thương giao nhiệm vụ cho hệ thống Tham tán Việt Nam ở nước ngoài rà soát, kịp thời đưa ra cảnh báo đối với các trường hợp có nguy cơ xảy ra tranh chấp, chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu.

Cung cấp thông tin hướng dẫn các doanh nghiệp thủ tục cần thiết đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu sản phẩm của mình.

Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ ngành liên quan sớm nghiên cứu và đề xuất xây dựng một chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế.

Mục đích nhằm hỗ trợ và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp có sản phẩm tốt, có kế hoạch xuất khẩu, đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu sản phẩm của mình trên các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Xem thêm: odl.118609-uuh-os-neyuq-taod-meihc-al-tahc-cuht-oh-oab-yk-gnad-ib-52ts-oag/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gạo ST25 bị đăng ký bảo hộ: Thực chất là chiếm đoạt quyền sở hữu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools