vĐồng tin tức tài chính 365

COVID-19 thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân

2021-05-08 14:46

Khi dịch COVID-19 ập đến, nền kinh tế không riêng gì của Việt Nam mà các nước trên thế giới đều ảnh hưởng rất nặng nề. Cuộc sống hằng ngày của người dân cũng có nhiều thay đổi lớn, từ công việc, sinh hoạt, lối sống và quản lý tài chính theo hướng tăng ý thức phòng ngừa những rủi ro trong tương lai. Hạn chế mua hàng hiệu, đồ đắt tiền, tăng cường trữ hàng và hạn chế các hoạt động giải trí hay thay đổi hành vi mua sắm là những gì Lao Động ghi nhận được.

Trung tâm, siêu thị vắng khách

Theo ghi nhận của PV Lao Động ngày 6.5, tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm lớn trên địa bàn TP.Hà Nội như Indochina Plaza Hanoi, Big C Thăng Long, Mega Market… dù nằm ở vị trí trung tâm thủ đô nhưng phần lớn các trung tâm tâm thương mại, mua sắm này nhìn chung đều rất vắng khách.

Ghi nhận tại trung tâm siêu thị Big C Thăng Long, mặc dù đang vào giờ cao điểm, thế nhưng lượng khách ra vào các gian hàng tại đây đều rất thưa thớt.

Một số khu vực ăn uống tại chỗ cho khách hàng ở đây, ngày thường luôn là những nơi tập trung đông người nhất nhưng hiện giờ cũng trở nên vắng tanh.

Bà Ngô Minh Loan (SN 1950, quận Thanh Xuân) chia sẻ: “Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tôi thường mua hàng hoá dùng cho nhiều ngày để hạn chế việc đi lại. Dịch bệnh khiến cho công việc kinh doanh, buôn bán của gia đình cũng bị ảnh hưởng nên quỹ chi tiêu, mua sắm nhiều khi tôi cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng”.

Đang chọn lựa các mặt hàng tiêu dùng cần thiết cho gia đình, chị Lê Thị Mai (SN 1990, Cầu Giấy) cũng tâm sự: “Lâu nay tôi cũng ít đi ra các siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm. Nhà có con nhỏ nên gần 2 tuần nay, tôi đều sử dụng dịch vụ mua sắm, đi chợ online để đảm bảo an toàn. Mình muốn mua gì thì chỉ cần đặt hàng qua hệ thống siêu thị, cửa hàng là có người ship tận nhà, rất tiện lợi”.

Theo chị Mai, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, tuy không ảnh hưởng nhiều đến công việc, nguồn thu nhập nhưng bản thân chị nhiều khi cũng phải đắn đo, cân nhắc trong việc chỉ tiêu.

Khác với cảnh vắng vẻ bên trong các siêu thị và trung tâm thương mại, khu vực đóng gói, vận chuyển hàng hoá online cho khách hàng tại đây lại diễn ra sôi nổi hơn.

Theo một số nhân viên quản lý kho hàng tại siêu thị Big C Thăng Long, do ảnh hưởng bởi tình hình dịch COVID-19 nên người dân cũng hạn chế đến các trung tâm thương mại, siêu thị để mua sắm. Thay vào đó, nhiều người đã chọn cách đặt hàng qua hệ thống siêu thị, sử dụng dịch vụ đi chợ online để đảm bảo an toàn, tránh tụ tập nơi đông người.

Đang chuẩn bị đi giao các đơn hàng cho khách, anh Nguyễn Văn Toàn (SN 1995, Bắc Ninh) chia sẻ, nhiều khách hàng gần đây đã sử dụng dịch vụ đi chợ online, thay vì đi chợ truyền thống. Chỉ cần có đơn đặt hàng thì phía siêu thị sẽ kết nối với bên giao hàng như anh Toàn để vận chuyển đến tận nhà cho khách hàng nhanh nhất có thể. “Phí giao hàng tuy không cao, nhưng do nhiều người đặt đơn mua hàng online tại siêu thị nên tôi cũng tranh thủ thời gian đi ship, kiếm thêm thu nhập” - anh Toàn cho hay.

Tiết kiệm chi tiêu

Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, tâm lý tiết kiệm chi tiêu luôn là hệ quả tất yếu của tình hình dịch bệnh gia tăng. Bởi lẽ, khi dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp thì người tiêu dùng sẽ nghĩ nhiều đến việc dự phòng rủi ro; họ sẽ hạn chế những chi tiêu không thực sự cần thiết để bỏ ra một khoản tài chính nhằm sẵn sàng cho các tình huống đột xuất của bản thân và gia đình.

Mặt khác, với sự lây lan của dịch COVID-19, các hoạt động đi lại, du lịch, tụ tập giao lưu đông người... cũng được cơ quan chức năng khuyến cáo hạn chế; nhiều người cũng hạn chế việc mua sắm do ít đi lại, giao lưu; nhiều cửa hàng, khu dịch vụ buộc phải đóng cửa do vắng khách. Đây được coi là cơ hội để người dân thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêu dùng và tiết kiệm chi tiêu.

Có thể thấy, diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, đời sống xã hội cũng như với từng gia đình. Song song với việc tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, những giải pháp tiết kiệm chi tiêu của các gia đình là cần thiết nhằm tăng tính chủ động đối phó với dịch của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đây cũng là “bài toán” đang đặt ra với các doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt tâm lý tiêu dùng; điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với các biến động của thị trường để thích ứng, duy trì hoạt động và vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.

Theo khảo sát Công ty nghiên cứu thị trường Kantarqua trong năm qua, do dịch COVID-19, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi và hướng đến lối sống bền ổn, có lợi cho sức khỏe nên họ sẵn sàng ưu tiên chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu, nhanh và an toàn.

Cụ thể, có đến 57% người tiêu dùng cho rằng sẽ ngừng mua các sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội; 23% người tiêu dùng ưu tiên mua các loại thức ăn từ hạt; 20% người tiêu dùng còn lại sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm hữu ích cho sức khỏe và môi trường như sữa tăng sức đề kháng, bàn chải bảo vệ môi trường.

Trao đổi với Lao Động, PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - cho rằng, khi kinh tế khó khăn thì bắt buộc người dân phải tiết kiệm chi tiêu. Ông nói đây là điều dễ hiểu, bởi lẽ nếu vẫn cứ chi tiêu không hợp lý thì chắc chắn sẽ khó khăn khi dịch kéo dài. Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, người tiêu dùng chi tiêu nhiều tiền hơn cho các ngành hàng thiết yếu về sức khỏe và trên thị trường cũng hình thành nên các dịch vụ mới về y tế như thải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp thẩm mỹ… Đây là sự thay đổi xu hướng tiêu dùng rất rõ rệt và người tiêu dùng hiện nay đang kỳ vọng vào các doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp có lợi cho sức khỏe.

Thay đổi cách mua sắm

Nhiều người mua sắm trực tuyến hơn so với bình thường. Xu hướng này dự kiến còn kéo dài, đặc biệt là sau khi chính quyền địa phương đã vận động nên tránh tiếp xúc đám đông, thay vào đó là mua sắm hàng trực tuyến (online) để hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Thị phần thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, dịch vụ giao hàng nhanh theo phân tích của các tổ chức đầu tư sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người mua lẫn doanh thu. Mua sắm online và sử dụng hầu hết các dịch vụ tại nhà đang trở thành xu hướng của nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp cần chú ý khai thác sâu các kênh trực tuyến, thiết kế dịch vụ giao hàng và thúc đẩy tích hợp đa kênh theo xu hướng người tiêu dùng mua sắm trong tương lai. Việc ứng dụng kỹ thuật số sẽ đưa vào áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh và chăm sóc khách hàng trong thời gian tới.

Xem thêm: odl.917609-nad-iougn-auc-gnud-ueit-neuq-ioht-iod-yaht-91-divoc/gnourt-iht/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“COVID-19 thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools