vĐồng tin tức tài chính 365

Ly kỳ cứu nạn tàu ngầm dưới biển khơi - Kỳ cuối: Từ buồng cứu nạn đến tàu lặn biển sâu

2021-05-08 15:37
Ly kỳ cứu nạn tàu ngầm dưới biển khơi - Kỳ cuối: Từ buồng cứu nạn đến tàu lặn biển sâu - Ảnh 1.

Các thủy thủ Mỹ triển khai môđun PRM từ tàu cứu nạn MV Mega Bakti của Malaysia trong cuộc tập trận PACREACH ở Úc tháng 11-2019 - Ảnh: Hải quân Mỹ

"Các nước sở hữu tàu ngầm tăng cường hợp tác để bù đắp chi phí cao trong cứu nạn, cứu hộ.

TS KOH HOCK SENG

Hộ tống tàu ngầm có tàu cứu nạn Skylark (ASR-20). Liên lạc giữa tàu ngầm và tàu Skylark chập chờn rồi đứt đoạn. Tàu Skylark nghe như có tiếng nổ.

Tàu lặn giải cứu đến độ sâu 600m

Sau khi một số mảnh vỡ được tìm thấy, tàu lặn Trieste II xuống biển chụp ảnh cho thấy tàu ngầm USS Thresher vỡ sáu phần ở độ sâu 2.500m. 

Ủy ban điều tra kết luận thiết kế tàu ngầm Thresher có nhiều điểm yếu góp phần làm ngập nước hoặc cản trở cứu nạn như tàu ngầm không có hệ thống xả nước dằn khẩn cấp để nổi nhanh, không có hệ thống hút ẩm để tránh đóng băng trong ống dẫn khí.

Cho đến năm 1939, hải quân các nước đều nghĩ có rất ít cơ hội cứu được thủy thủ tàu ngầm bị mắc kẹt. Nhận thức về cứu nạn tàu ngầm đã thay đổi sau khi hải quân Mỹ dùng buồng lặn giải cứu 33 người từ tàu ngầm USS Squalus chìm vào tháng 5-1939. 

Theo trang web Lịch sử hải quân Mỹ, các phương pháp cứu nạn đã được cải tiến liên tục theo thời gian.

* Buồng lặn (từ thập niên 1930 đến nay): Buồng lặn cứu nạn do các sĩ quan hải quân Charles Momsen và Allan McCann đồng thiết kế. Nếu tàu ngầm gặp nạn ở độ sâu dưới 260m, buồng lặn sẽ được đưa xuống bên trên tàu ngầm để đưa những người sống sót lên mặt nước. 

Hiện nay buồng lặn có cải tiến vẫn còn có tên trong danh mục thiết bị cứu nạn của hải quân Mỹ vì thiết kế buồng lặn đơn giản nhưng hoạt động rất hiệu quả và đáng tin cậy.

* Tàu lặn DSRV (từ thập niên 1970 đến năm 2008): Tai nạn bi thảm của tàu ngầm USS Thresher năm 1963 là "đòn đau" đối với hải quân Mỹ, vì đây là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Mỹ mất tích trên biển. 

Theo khuyến cáo của ủy ban điều tra, hải quân Mỹ đã đề ra chương trình An toàn tàu ngầm (SUBSAFE) bao gồm các yêu cầu nghiêm ngặt trong thiết kế và chế tạo tàu ngầm cũng như yêu cầu về trang bị và bảo trì tàu ngầm hiện hữu. SUBSAFE đặc biệt chú trọng ngăn ngừa ngập không kiểm soát trong tàu ngầm và khả năng tàu ngầm nổi lên mặt nước sau khi nước tràn vào.

Để giải cứu thủy thủ đoàn, hải quân Mỹ xây dựng dự án hệ thống lặn sâu (DSS) nhằm nghiên cứu và phát triển hai tàu lặn cứu nạn biển sâu (DSRV) mang tên Mystic (DSRV-1) và Avalon (DSRV-2). 

Hai tàu lặn DSRV hoạt động đầy đủ từ năm 1977, là phương tiện cứu nạn tàu ngầm được sử dụng đến năm 2008. Tàu có thân bằng sợi thủy tinh, gồm ba quả cầu thép chịu được sức ép cao. Hai người vận hành DSRV từ quả cầu phía trước. Hai quả cầu ở giữa và phía sau có thể chở được một người cứu nạn và 12 người sống sót.

Đầu tiên tàu ngầm chuyên dụng hoặc tàu cứu nạn tàu ngầm chở DSRV đến hiện trường cứu nạn. Sau đó DSRV xuống nước, chốt vào cửa thoát hiểm tàu ngầm và đón các thủy thủ sống sót. Từ khi thực hiện chương trình SUBSAFE, không còn tàu ngầm nào đạt tiêu chuẩn SUBSAFE mất tích nữa.

Ly kỳ cứu nạn tàu ngầm dưới biển khơi - Kỳ cuối: Từ buồng cứu nạn đến tàu lặn biển sâu - Ảnh 3.

Mô hình giải cứu thủy thủ bằng DSRV - Ảnh: DSME

* Tàu lặn SRDRS (từ năm 2008 đến nay): Tháng 11-2008, hải quân Mỹ triển khai hệ thống nén lặn cứu nạn tàu ngầm (SRDRS) thay thế thế hệ tàu lặn DSRV. SRDRS dễ vận chuyển hơn nên được triển khai nhanh hơn tàu lặn DSRV trước kia.

Hoạt động của SRDRS gồm ba giai đoạn: trinh sát, giải cứu và giải nén. Ở giai đoạn 1, thợ lặn sử dụng bộ đồ lặn chuyên dụng có động cơ riêng và sonar quét sườn kiểm tra hiện trường tàu ngầm ở độ sâu đến 600m. 

Đến giai đoạn 2, môđun cứu hộ điều áp không người lái (PRM) Falcon được sử dụng để đưa các thủy thủ sống sót lên mặt nước. Falcon có khả năng giải cứu 16 người cùng lúc. Ở giai đoạn cuối, những người sống sót từ Falcon được chuyển vào buồng cao áp giải nén.

Đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm cứu nạn tàu ngầm của hải quân Mỹ là đơn vị lặn thử nghiệm được thành lập năm 1927. 

Trong những năm 1970, sau khi tàu lặn DSRV đi vào hoạt động, hải quân lập bộ chỉ huy riêng mang tên Đơn vị Cứu nạn tàu ngầm. Qua thời gian đơn vị này được đổi tên thành Đơn vị lặn sâu (từ năm 1989) và kế đến là Bộ chỉ huy Cứu nạn dưới đáy biển (URC hoạt động từ năm 2012 đến nay).

Triết lý cứu nạn tập thể

Bên cạnh phát triển công nghệ cứu nạn tàu ngầm, hợp tác quốc tế là yếu tố rất quan trọng. Tại châu Âu vào tháng 6-2004, ba nước Anh, Pháp và Na Uy đã ký hợp đồng với Công ty Rolls-Royce Power Engineering (Anh) phát triển hệ thống cứu nạn tàu ngầm NATO (NSRS). 

NSRS đặt trụ sở trong căn cứ hải quân Anh ở Scotland, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2008. Hệ thống này gồm ba môđun: một robot can thiệp được điều khiển từ xa (IROV), một tàu lặn cứu nạn tàu ngầm (SRV) và một tổ hợp cao áp (TUP).

Khác với môđun cứu nạn Falcon của Mỹ, SRV của châu Âu có hai người vận hành trong môđun chỉ huy. SRV xuống nước ngang tầm tàu ngầm gặp nạn rồi kết nối với khoang thông áp của tàu ngầm. 

Sau khi áp suất của SRV tương đương với áp suất bên trong tàu ngầm gặp nạn, SRV đưa người lên mặt nước. SRV đủ sức tiếp nhận từ 12-15 người, thực hiện đến 14 lần giải cứu ở độ sâu 600m trong vùng biển có sóng cao 5m. 

Theo lý thuyết, SRV cần một ngày để giải cứu hơn 100 người. Thật ra không thể triển khai hệ thống NSRS cho các tai nạn nhỏ do máy móc cồng kềnh nên phải cần đến 23 xe sơmi rơmoóc để di chuyển 230 tấn thiết bị.

Theo nghiên cứu của TS Koh Hock Seng cùng hai cộng sự Chew Yixin và Ng Xinyun ở Singapore, với số lượng tàu ngầm và các quốc gia sở hữu tàu ngầm ngày càng gia tăng trong những năm 1990, triết lý cứu nạn tập thể nhanh chóng lan rộng. 

Các nước sở hữu tàu ngầm đã tăng cường hợp tác để bù đắp chi phí cao trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ tàu ngầm. 

Thảm kịch tàu ngầm hạt nhân Kursk (Nga) phát nổ và chìm trên biển Barents ngày 12-8-2000 làm 118 người thiệt mạng đã thúc đẩy nhu cầu phải có một trung tâm liên lạc quốc tế giữ vai trò điều phối các chiến dịch cứu nạn tàu ngầm và ngăn ngừa tai nạn tàu ngầm xảy ra trên thế giới.

Tháng 9-2004, NATO thành lập Văn phòng Liên lạc cứu nạn và thoát hiểm tàu ngầm quốc tế (ISMERLO) với cơ quan thẩm quyền là Nhóm công tác về thoát hiểm và cứu hộ tàu ngầm của NATO (SMERWG). 

Mục đích thành lập nhằm thiết lập các quy trình được chứng thực đủ tiêu chuẩn quốc tế về thoát hiểm và cứu hộ tàu ngầm bằng con đường tham vấn và đồng thuận giữa các quốc gia có khai thác tàu ngầm. 

Đây là bước quan trọng hướng tới hợp tác toàn cầu về hoạt động tìm kiếm và cứu nạn tàu ngầm. Ngoài ra ISMERLO còn tư vấn về huấn luyện, mua sắm, cung cấp dịch vụ kiểm tra và giám sát.

Trụ sở ISMERLO tọa lạc tại Northwood (Anh). Tuy được NATO thành lập nhưng ISMERLO sẵn sàng hỗ trợ mọi quốc gia có yêu cầu. Ví dụ như chiến dịch giải cứu tàu lặn cứu nạn AS-28 lớp Priz của Nga. 

Ngày 4-8-2005, tàu AS-28 vướng dây cáp ngầm ngoài khơi bán đảo Kamchatka không thể nổi lên. Tàu chìm nhanh dưới 190m nước và phát tín hiệu cầu cứu.

Chiến dịch tìm kiếm nhanh chóng được Anh, Mỹ và Nhật triển khai. Ba ngày sau, tàu ngầm cứu nạn Anh đến nơi giải cứu thành công cho 7 người trên tàu. 

Trong vụ tàu ngầm ARA San Juan mất tích vào tháng 11-2017, hải quân Argentina đã cầu viện ISMERLO. Tổ chức này đã cung cấp hoặc đề nghị hỗ trợ về hàng không và hàng hải từ lực lượng cứu nạn quốc tế.

Ly kỳ giải cứu tàu ngầm dưới biển khơi - Kỳ 5: Thoát khỏi tàu ngầm được không?Ly kỳ giải cứu tàu ngầm dưới biển khơi - Kỳ 5: Thoát khỏi tàu ngầm được không?

TTO - Trong chuyến tuần tra thứ năm vào đêm 24-10-1944, tàu ngầm USS Tang (SS-306) của Hải quân Mỹ phục kích ở eo biển Đài Loan đã phát hiện một đoàn tàu chở dầu và tàu vận tải của phát xít Nhật.

Xem thêm: mth.7973410180501202-uas-neib-nal-uat-ned-nan-uuc-gnoub-ut-iouc-yk-iohk-neib-ioud-magn-uat-nan-uuc-yk-yl/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ly kỳ cứu nạn tàu ngầm dưới biển khơi - Kỳ cuối: Từ buồng cứu nạn đến tàu lặn biển sâu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools