vĐồng tin tức tài chính 365

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ghé Biển Đông, Anh 'xoay trục' về Châu Á?

2021-05-09 10:27
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ghé Biển Đông, Anh xoay trục về Châu Á? - Ảnh 1.

Máy bay F-35B của Mỹ trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh hồi đầu tháng 5 - Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ

Nỗ lực tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ tuần này nhận được sự hưởng ứng đáng chú ý của Vương quốc Anh. Trong chuyến thăm Mỹ hôm 5-5, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh Tony Radakin nhấn mạnh cam kết của Anh với Mỹ trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thông điệp cho Trung Quốc

Phát biểu tại Bảo tàng Hải quân Mỹ hôm 5-5, đô đốc Radakin khẳng định Anh có quan điểm rõ ràng về khía cạnh an ninh, trong đó xem Trung Quốc là "một thách thức và một đối thủ cạnh tranh".

Ông Radakin một lần nữa nhấn mạnh quan điểm của người Anh về chiến lược đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Quan điểm này đã được nêu rõ trong một bản đánh giá tích hợp về quốc phòng, an ninh, phát triển và ngoại giao của Anh công bố hồi tháng 3 vừa qua.

"Tôi cho rằng khi chúng tôi đề cập tới khuynh hướng nghiêng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, câu chuyện sẽ tập trung vào việc nhìn nhận tầm quan trọng về mặt kinh tế của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", ông Radakin nói.

"Tính tới giai đoạn 2040 - 2050, có 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ tập trung tại khu vực này. Vì vậy, khi chúng tôi là một quốc gia thương mại có lợi ích khắp nơi, chúng tôi đang hướng ra bên ngoài và theo đuổi những lợi ích ấy. Đối với tôi, đó là điều rất bình thường, là một phần trong lịch sử và truyền thống thương mại của quốc gia. Và đó là những gì đang diễn ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", đô đốc Radakin nói tiếp.

Chuyến thăm của ông Radakin tới Washington diễn ra đúng thời điểm Hải quân Hoàng gia Anh khởi động hải trình viễn du đầu tiên của siêu tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (R08).

Trước đó hai ngày, Đại sứ quán Anh tại Tokyo (Nhật Bản) đã thông báo về việc HMS Queen Elizabeth sẽ dẫn đầu một nhóm tàu tác chiến đi qua các vùng biển ở châu Á và Biển Đông nói riêng.

Đây là đợt triển khai hải quân và không quân lớn nhất của Anh kể từ năm 1982 và được xem như tín hiệu chứng minh sự hiện diện ngày càng tăng của Anh tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong bài bình luận viết cho Bloomberg đầu tháng này, cựu đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis cho rằng việc nhóm tàu Anh đi qua các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là động thái biểu thị sự đoàn kết của các đồng minh với Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với Trung Quốc.

"Có thể đoán là Trung Quốc sẽ không hài lòng với việc Anh triển khai tàu chiến và sẽ gọi đó là sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực. Tương tự, Bắc Kinh đã phản ứng tiêu cực về các cuộc tuần tra "tự do hàng hải" ở Biển Đông của các nước châu Âu khác trong đó có Pháp và Đức", ông Stavridis nói.

Chiến lược "Nước Anh toàn cầu"

Hành trình kéo dài cả tháng trời của HMS Queen Elizabeth vượt 26.000 hải lý, ghé thăm 40 quốc gia không chỉ là màn ra mắt hoành tráng của hàng không mẫu hạm trị giá 3 tỉ bảng Anh mà còn là động thái "chào sân" ấn tượng của chiến lược "Nước Anh toàn cầu" mà nước Anh đặt ra sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Trong nỗ lực tái định vị vai trò và tầm vóc của nước Anh trên thế giới, quốc gia này không thể bỏ qua các khu vực địa chính trị quan trọng như Biển Đông hay Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Để đảm bảo lợi ích kinh tế, địa chính trị toàn cầu theo luật pháp quốc tế, Vương quốc Anh cần sự bảo đảm từ sức mạnh và hiện diện quân sự.

Phát biểu hôm 26-4, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khẳng định Anh không lùi lại mà tiến lên phía trước để thể hiện một vai trò chủ động trong việc "định hình hệ thống quốc tế của thế kỷ 21".

"Khi nhóm tàu sân bay ra khơi tháng tới, nó sẽ phất lá cờ cho Global Britain - bảo vệ tầm ảnh hưởng của chúng tôi, phát đi tín hiệu về sức mạnh của chúng tôi, gắn kết với những người bạn của chúng tôi, và tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc xử lý các thách thức an ninh cho hôm nay và mai sau" - Bộ trưởng Quốc phòng Wallace tuyên bố.

Màn ra mắt của HMS Queen Elizabeth cũng sẽ làm Biển Đông sôi động hơn trong năm nay. Con tàu này sẽ tham gia tập trận cùng các tàu của Mỹ và Hà Lan, Nhật, Úc, Canada, New Zealand, Pháp...

Mỹ và ASEAN khẳng định phối hợp, đóng góp duy trì hòa bình ở Biển ĐôngMỹ và ASEAN khẳng định phối hợp, đóng góp duy trì hòa bình ở Biển Đông

TTO - Mỹ và ASEAN, trong cuộc họp trực tuyến ngày 6-5, khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Xem thêm: mth.1943008090501202-a-uahc-ev-curt-yaox-hna-gnod-neib-ehg-htebazile-neeuq-smh-yab-nas-uat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ghé Biển Đông, Anh 'xoay trục' về Châu Á?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools