Cathie Wood (sinh năm 1955) là nhà quản lí và nhà sáng lập quỹ nổi tiếng hiện tại. Hiện nay bà đồng thời đảm nhiệm cả 2 vị trí CEO và CIO của ARK Investment Management LLC (Ark Invest) - một công ty quản lý đầu tư quỹ ETF lớn nhất trong năm 2020.
Theo tạp chí Forbes, tài sản ước tính của bà khoảng 250 triệu đô la tính đến tháng 10 năm 2020. Bà là người giàu thứ 80 tại Hoa Kỳ.
Nhắc về tuổi thơ, bà sinh ra tại Los Angeles, trong một gia đình người nhập cư từ Ỉreland. Cha của bà phục vụ trong lực lượng không quân Hoa Kỳ còn mẹ bà ở nhà nội trợ. Ngay từ nhỏ, bà đã nhận được nhiều sự quan tâm từ cha mẹ tới việc học hành của con cái, sống trong trong sự che chở, quan tâm và bao bọc của ba mẹ suốt những năm tháng tuổi thơ chính là bước đệm vững chắc cho học hành và cả sự nghiệp sau này của bà.
Hồi còn trẻ, bà thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc đọc sách, bà thường một mình ngồi cả ngày trước những cuốn sách đa dạng các thể loại. Trùng với giai đoạn thị trường chứng khoán đang có những bước phát triển mạnh mẽ, bà sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp và hay ho trên thị trường chứng khoán.
Năm 1981, Cathie Wood tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tài chính và Kinh tế tại Đại học University of Southern California.
Bà bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một trợ lý tại Capital Group. Sau đó, bà làm việc 18 năm tại Jennison Associates với tư cách là nhà kinh tế trưởng, nhà phân tích, quản lý danh mục đầu tư và giám đốc điều hành.
Năm 2000, Wood đồng sáng lập nên quỹ đầu cơ Tupelo Capital Management. Năm 2014, bà thành lập thêm ARK Investment Management LLC hoạt động song song.
ARK đang điều hành 5 quỹ ETF mà Cathie Wood và nhóm 11 nhà phân tích/ nhà quản lý danh mục đầu tư của bà tích cực đầu tư vào các công ty mà họ tin rằng sẽ thay đổi thế giới thông qua cái mà họ gọi là "đổi mới đột phá" (disruptive innovation).
Kể từ khi ra mắt vào tháng 10/2014, ARK Innovation, quỹ lớn nhất của công ty, đang mang về lợi nhuận trung bình là 40%/năm. Nếu bạn đầu tư $10.000 khi mới thành lập quỹ thì số tiền đó sẽ trị giá hơn $80.000 trong giai đoạn này. ARK quản lý tổng cộng 11,4 tỷ đô la vào cuối tháng 3/2020. Đến cuối năm, con số này đã tăng lên 58,2 tỷ đô la.
Có thể nói, các khoản đầu tư của Cathie Wood tập trung vào công nghệ - một lĩnh vực đang giao dịch ở mức định giá cao trong lịch sử. Sự nổi tiếng đáng kinh ngạc của Wood - khi tài sản của ARK vượt 50 tỷ đô la trong giai đoạn dịch Covid diễn ra đã khiến việc "đi tiền" hiệu quả ngày càng trở nên khó khăn. Ngoài chứng khoán, công ty cũng tiếp xúc với các tài sản biến động như Bitcoin và Tesla Inc. khi Cathie Wood tin rằng chúng nằm trên "quỹ đạo tăng trưởng theo cấp số nhân".
Kỷ lục đầu tư này mới cho thấy rõ dòng tiền đang đổ về những cổ phiếu của doanh nghiệp có sản phẩm chuyên biệt trong các lĩnh vực như gen và fintech (công nghệ trong tài chính). Tỷ suất sinh lời vượt bậc của bà Wood thu hút sự chú ý từ giới đầu tư chuyên môn, trong khi tính cách dễ gần của bà lại gây ấn tượng các nhà đầu tư mới.
Gần đây bên cạnh giới đầu tư Mỹ, các nhà đầu tư nhỏ lẻ Hàn Quốc cũng đang đổ xô mua các sản phẩm đầu tư chuyên biệt và Cathie Wood đã trở thành một cái tên vô cùng nổi tiếng. Trong các bài đăng trên mạng xã hội, họ gọi bà là "돈나무", tạm dịch là "Cây hái tiền". Sự thật đã chứng minh điều đó khi quỹ ARK Innovation ETF của bà đã tăng 19% trong năm nay, tiếp nối đà tăng 149% vào năm 2020.
"Dòng vốn luôn biết cần phải chảy về nơi có hiệu suất cao", theo Mohit Bajaj, giám đốc ETF của WallachBeth Capital. "Tất cả các quỹ của ARK đều hoạt động rất tốt, tạo tiền đề cho lượng tiền khổng lồ được đổ vào. Các nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào quản lý quỹ Cathie Wood."
Thực tế đã chứng minh được bản thân bà là một nhà đầu tư khôn ngoan bậc nhất, tạo ra nguồn lợi nhuận vững chắc và đồ sộ, đồng thời gây dựng nên đế chế quỹ đầu tư vững mạnh cho tới tận bây giờ dù thành lập sau các quỹ nổi tiếng quá nhiều.
Mặc dù ít chia sẻ trên phương tiện truyền thông tuy nhiên trong 1 bài phát biểu tại cuộc gặp gỡ sinh viên đại học Harvard, bà đã bật mí về phương pháp mà bà thường sử dụng và tư vấn cho nhiều khách hàng như sau:
Phân bổ vốn đầu tư hợp lý
Phân bổ vốn đầu tư hợp lí là bước đầu tiên của việc quản trị rủi ro. Thực tế câu chuyện không biết phân bổ vốn hợp lí cũng là 1 trường hợp hết sức điển hình của rất nhiều nhà đầu tư, cổ phiếu lãi thì bỏ vốn ít mà cổ phiếu lỗ thì lại trót bỏ vốn nhiều. Cho nên dù cả thị trường vẫn tăng trưởng tốt, nhưng bản thân lại không kiếm được lợi nhuận.
Tất nhiên việc phân bổ vốn hợp lí không chỉ đơn giản là chia đều vốn cho số cổ phiếu kiểu như bạn có 10 tỉ, đầu tư 10 cổ phiếu thì bỏ vào mỗi cổ phiếu 1 tỉ. Ngoài ra, bà nghĩ không nên bỏ hết tiền của mình vào 1-2 cổ phiếu. "Không bỏ hết trứng vào cùng 1 rổ"- điều đó luôn cần thiết trên thị trường chứng khoán, nhất là với các nhà đầu tư mới. Nhưng cũng đừng đầu tư dàn trải quá nhiều cổ phiếu. Mức hợp lý ở đây là từ 4-5 cổ phiếu trong danh mục đầu tư.
Nhất định phải hiểu những gì bạn đang sở hữu
Một trong những sai lầm lớn nhất của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu là dự báo giá cổ phiếu có thể tăng đến mức nào nhưng lại không xét tới việc cổ phiếu có thể giảm tới đâu.
Nỗi đau từ khoản lỗ lớn có thể tác động lớn hơn niềm vui từ đà tăng mạnh. Điều này cũng lý giải tại sao nhà đầu tư phải xác định rõ rủi ro-khả năng sinh lời của một cổ phiếu.
"Để xác định rủi ro, bạn cần phải cân nhắc đâu là mức mà các nhà đầu tư giá trị có thể bắt đầu mua khi cổ phiếu đang trên đà giảm", bà nói. "Để tìm ra mức trần tiềm năng, bạn phải nghĩ đâu sẽ là mức mà những nhà đầu tư tăng trưởng lạc quan nhất sẽ bắt đầu bán ra".
Quy tắc ngón tay cái
Bà cũng đề cập đến chiến lược lọc cổ phiếu GARP (tăng trưởng ở mức giá hợp lý) vốn được huyền thoại Peter Lynch ủng hộ nhiệt liệt nhất. Theo phương pháp này, nhà đầu tư sẽ so sánh giữa tỷ lệ tăng trưởng với hệ số P/E của một công ty – tức xác định nhà đầu tư sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu cho một cổ phiếu với mức lợi nhuận hiện tại. Phương pháp GARP đưa ra mức tối đa mà những nhà đầu tư tăng trưởng sẵn lòng trả cho một cổ phiếu.
Quy tắc vốn được bà gọi là ngón tay cái để xác định xem cổ phiếu có bị định giá quá cao hoặc định giá quá thấp hay không như sau: "Một cổ phiếu có hệ số lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng (ngoại trừ một vài ngoại lệ" có thể được xem là rẻ, trong khi cổ phiếu có hệ số cao hơn 2 lần tỷ lệ tăng trưởng thường bị xem là định giá quá cao và nên bán ra".
Bà từng chia sẻ "Nói cách khác, nếu một cổ phiếu nào đó có hệ số P/E là 20 lần và công ty chỉ có tỷ lệ tăng trưởng 10%, thì có lẽ mức giá hiện tại đã gần hoặc tại mức đỉnh, vì nó đã chạm tới mức trần tăng trưởng 2 lần – một mức mà tôi cho là phạm vi an toàn"
Lê Hằng
Nhịp sống kinh tế