vĐồng tin tức tài chính 365

Vĩ mô yếu nhưng đã có Fed và Nhà Trắng gồng gánh, chứng khoán Mỹ vẫn sẽ phá đỉnh

2021-05-11 03:04
JPMorgan: Chứng khoán Mỹ tiếp tục bùng nổ chừng nào Fed và Nhà Trắng còn bơm tiền - Ảnh 1.

(Hình minh họa: NewscastStudio).

Kinh tế Mỹ chưa đủ mạnh để Cục dự trữ liên bang (Fed) ngừng kích thích, do đó các cổ phiếu phục vụ xu hướng làm ở nhà sẽ tăng cao. Và bất kỳ nỗ lực nào nhằm chữa lành nền kinh tế nhiều khả năng sẽ kéo lạm phát đi lên, đồng nghĩa với việc ngành ngân hàng và hàng không được lợi.

Theo Bloomberg, trên đây là logic "chỉ có thắng, không thể thua" làm nền tảng cho chứng khoán Mỹ tháng 5/2021, 14 tháng sau khi COVID-19 hạ gục thị trường và để lại lỗ hổng 8 triệu việc làm trên thị trường lao động Mỹ. Đối với các chuyên gia tại JPMorgan Chase, bây giờ không phải là lúc nghi ngờ vào cổ phiếu – miễn là Chủ tịch Fed Jerome Powell và Tổng thống Joe Biden còn làm đầu tàu dẫn dắt giai đoạn phục hồi.

Nhìn vào phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ cuối tuần trước cũng đủ hiểu. Dù báo cáo việc làm tháng 4 tiêu cực hơn nhiều so với kỳ vọng, chỉ số Dow Jones và S&P 500 lại lập kỷ lục. Cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng mạnh, được trợ lực bởi việc Tổng thống Biden dùng số liệu việc làm để thuyết phục cho sự cần thiết của gói kích thích tài khóa hàng nghìn tỷ USD.

Chỉ số Nasdaq 100 cũng nhảy vọt khi nhà đầu tư tin rằng cú sốc việc làm đồng nghĩa với việc Fed sẽ không sớm hút lại tiền và sẽ tiếp tục duy trì lãi suất thấp, giúp hỗ trợ định giá cao ngất của nhóm công nghệ.

Ông Ryan Detrick, trưởng bộ phận đầu tư chứng khoán tại LPL Financial nhận xét: "Rõ ràng thị trường chẳng hề hấn gì miễn là biết rằng Fed vẫn sẽ giữ lãi suất thấp cho khoảng thời gian tới. Những cổ phiếu được hưởng lợi từ xu hướng làm ở nhà và nhóm công nghệ sẽ lên cao hơn một chút dựa trên lo ngại về việc mở cửa kinh tế. Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là đốm lửa sớm tàn và các cổ phiếu theo chu kỳ sẽ chiến thắng trong vài tháng tới".

JPMorgan: Chứng khoán Mỹ tiếp tục bùng nổ chừng nào Fed và Nhà Trắng còn bơm tiền - Ảnh 2.

Ông Neel Kashkari, Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis cũng đưa ra nhận định giống ông Detrick. Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 7/5, ông Kashkari khẳng định tin tức về số liệu việc làm chứng minh cho cách tiếp cận mới của ngân hàng trung ương Mỹ: các nhà hoạch định chính sách sẽ không thay đổi bất cứ thứ gì dựa trên dự báo, mà chỉ hành động theo dữ liệu thực tế.

Mọi nhóm ngành cổ phiếu trong S&P 500 đều tăng sau khi có báo cáo việc làm tháng 4, cổ phiếu công nghệ cạnh tranh với cổ phiếu năng lượng theo chu kỳ và công nghiệp cho vị trí đầu bảng.

Các chuyên gia của JPMorgan, dẫn đầu bởi ông Marko Kolanovic đang đặt cược lớn vào các cổ phiếu tăng phát, tức là những cái tên được hưởng lợi từ chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ được xây dựng để kích thích chi tiêu và hạn chế ảnh hưởng của giảm phát.

Chỉ vài ngay sau khi cảnh báo các nhà quản lý quỹ không nhanh chóng từ bỏ chiến lược giảm phát sẽ phải chịu "cú sốc lạm phát", ông Kolanovic khuyến nghị khách hàng tăng tỷ trọng cho cổ phiếu giá trị và theo chu kỳ. Ông khuyên nhà đầu tư giảm nắm giữ tiền mặt và chứng khoán nợ, dùng tiền để mua cổ phiếu và hàng hóa.

Ông Kolanovic và các chuyên gia JPMorgan viết trong lưu ý ngày 7/5: "Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tăng mạnh trong năm nay.[...] Sự kết hợp giữa tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu và áp lực giá từ sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng sẽ giữ cho lạm phát trong quỹ đạo đi lên. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng trung ương vẫn cam kết gắn bó với việc hỗ trợ kinh tế và làm ngơ trước việc lạm phát gia tăng".

Loạt báo báo quý mới nhất cho thấy lạm phát đã xuất hiện và giúp đỡ doanh nghiệp Trung Quốc. Đối mặt với giá cả tăng cao từ mọi thứ từ dầu mỏ cho đến chip máy tính, các CEO đã cắt giảm chi phí và tăng giá sản phẩm.

Vĩ mô yếu nhưng đã có Fed và Nhà Trắng gồng gánh, chứng khoán Mỹ vẫn sẽ phá đỉnh - Ảnh 3.

Kết quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp trong S&P 500 tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tăng doanh thu, theo dữ liệu từ Bloomberg Intelligence. Dựa trên dữ liệu thực và ước tính đối với những công ty chưa báo cáo, EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) của doanh nghiệp Mỹ có lẽ đã tăng lên tới mức cao nhất mọi thời đại 48,21 USD/cp. Con số này cao hơn 13% so với kỷ lục 42,79 USD năm 2018.

Bài kiểm tra tiếp theo cho thị trường là dữ liệu lạm phát được công bố ngày 12/5. Dự kiến báo cáo sẽ cho thấy áp lực giá tính theo năm tăng mạnh nhất kể từ 2011.

Nhưng do Chủ tịch Powell đã nhấn mạnh rằng Fed sẽ cần chứng kiến "một chuỗi" dữ liệu mạnh mẽ trước khi thay đổi lập trường, nhiều khả năng số liệu việc làm đáng thất vọng ngày 7/5 sẽ đủ để thuyết phục Fed giữ nguyên các chính sách hiện nay.

Xem thêm: mth.23150834101501202-hnid-ahp-es-nav-ym-naohk-gnuhc-hnag-gnog-gnart-ahn-av-def-oc-ad-gnuhn-uey-om-iv/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vĩ mô yếu nhưng đã có Fed và Nhà Trắng gồng gánh, chứng khoán Mỹ vẫn sẽ phá đỉnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools