vĐồng tin tức tài chính 365

Học kinh doanh với Shark Liên - “bà đỡ” của startup Việt tại Shark Tank 4

2021-05-11 03:14

Đã có mục tiêu thì quyết tâm theo đuổi đến cùng

Tuy Shark Tank 4 mới phát sóng được 2 tập nhưng công chúng đã thấy hình ảnh một Shark Liên trong "nhu" có "cương" đầy ấn tượng. Sự mạnh mẽ và quyết tâm theo đuổi mục tiêu của bà được thể hiện rõ qua các phần thuyết phục startup "về với đội" của mình.

Là một người đam mê ẩm thực và nấu ăn giỏi, Shark Liên đã tìm thấy startup hợp khẩu vị khi Vua Cua và Cloud Cook đến Shark Tank gọi vốn. Đặc biệt, 2 startup này lại có cùng triết lý kinh doanh với "nữ cá mập" khi đều mang đến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Nếu như Vua Cua mong muốn bình dân hóa món cua – món hải sản vốn được coi là cao cấp thì Cloud Cook lại tạo cơ hội công việc cho phụ nữ, nhất là các bà nội trợ. Chính vì thế mà cả Vua Cua và Cloud Cook đều chiếm được trái tim Shark Liên, khiến bà quyết tâm "chiến" đến cùng với các Shark khác và thành công trong việc "giành" startup về phía mình.

Để thuyết phục Vua Cua, Shark Hưng đề nghị đầu tư 12%, Shark Bình đề nghị đầu tư 10% và cả 2 Shark đều cam kết hỗ trợ bằng những thế mạnh sẵn có. Khác với 2 Shark nam, "nữ cá mập" tuy đề nghị 10% cổ phần nhưng lại "tham chiến" bằng các yếu tố khác với câu chuyện về phụ nữ, bếp núc, ẩm thực…

Học kinh doanh với Shark Liên - “bà đỡ” của startup Việt tại Shark Tank 4 - Ảnh 1.

Khi chốt deal với các startup ẩm thực, Shark Liên nói nhiều hơn về câu chuyện bếp núc, phụ nữ...

Với mô hình "bếp trên mây" Cloud Cook, khi cạnh tranh với hệ sinh thái "gió đông" của Shark Bình, Shark Liên lại thể hiện sự thấu hiểu startup tự tin với thế mạnh của mình: "Chị có cộng đồng. Em mở ra bao nhiêu chị ngay lập tức có thể lấp đầy cho em luôn". Thậm chí, bà còn sẵn sàng "lên gối" đầu tư gấp đôi mức startup đề xuất "8 tỷ cho 40% cổ phần, cho knock out 2 Shark kia (Shark Việt và Shark Bình) luôn". Nhà sáng lập Cloud Cook cũng phải công nhận điều mà Shark Liên có thể hỗ trợ mình không chỉ là tiền mà còn là cộng đồng – yếu tố tối cần thiết khi nhân rộng mô hình.

Có lẽ chính vì những lợi thế riêng có cùng những chia sẻ, phân tích hợp lý khi mà "bếp núc phụ nữ phải dây vào mới thành công" mà Shark Liên đã thành công chốt deal với Vua Cua và Cloud Cook.

Học kinh doanh với Shark Liên - “bà đỡ” của startup Việt tại Shark Tank 4 - Ảnh 2.

Cloud Cook là startup ẩm thực thứ hai được Shark Liên đầu tư trong Shark Tank 4

Trong kinh doanh, mơ phải có cơ sở

Tuy luôn sẵn sàng giúp startup biến ước mơ thành hiện thực nhưng Shark Liên không phải nhà đầu tư dễ dàng xuống tiền cho các startup, dù họ có tham vọng mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, đất nước.

Điều này đã từng được Shark Liên lý giải rằng: "Có nhiều người đang hiểu lầm, cho rằng Shark Liên lên Shark Tank không cần lợi nhuận, nhưng tôi có thể nói một doanh nghiệp không có tiền thì không thể làm được điều gì cả, nên hiệu quả hoạt động vẫn là tiên quyết. Còn khi tôi đã hỗ trợ thì quan điểm của tôi là sự thành công và hiệu quả của các bạn là quan trọng nhất, chứ không phải là các bạn kiếm được bao nhiêu tiền để chia lại cho tôi".

Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong tập 2. Tuy cảm động với triết lý kinh doanh vì môi trường mà Wiibike - thương hiệu xe đạp trợ lực điện đang theo đuổi nhưng Shark Liên lại không đầu tư cho startup này với lý do: "Phải cho chị cơ sở để mình không đốt tiền một cách vô ích. 300 chiếc xe em đã bán chẳng nói lên điều gì cả". Shark Liên cũng nhận xét thêm về sản phẩm "bạn mới chỉ nói là nó đặc biệt bởi vì vừa đạp vừa là xe điện. Còn đã là những người yêu thích xe đạp thì người ta không thích xe đạp điện".

Học kinh doanh với Shark Liên - “bà đỡ” của startup Việt tại Shark Tank 4 - Ảnh 3.

Shark Liên giúp đỡ startup Việt không phải chỉ bằng tiền đầu tư mà còn bằng những lời phân tích, góp ý

Còn thương hiệu cà phê Đất Sài, Shark Liên đưa ra lời khuyên "Không mơ thì thôi nhưng đã mơ thì mơ cho tới… Nhưng trong kinh doanh, mơ phải có cơ sở". Shark phân tích rằng startup có khát vọng Việt khắp năm châu nhưng trong khi ở Việt Nam, doanh nghiệp vẫn chưa thành công. Bên cạnh đó, mọi sản phẩm đều công khai thành phần nhưng cà phê Đất Sài lại không có. "Anh nói mục đích của anh quá lớn, vì cộng đồng nhưng thực tế tôi không nhìn thấy điều đó. Vì vậy tôi không đầu tư" – Shark Liên kết luận.

Những hành động này thực ra rất nhất quán với quan điểm từ trước của Shark Liên, rằng việc giúp đỡ startup Việt không phải chỉ bằng tiền đầu tư mà còn bằng những lời phân tích, góp ý, chỉ ra quan điểm, kinh nghiệm kinh doanh cụ thể để startup hiểu rõ về mô hình, hướng đi. Bởi vì, "Chỉ khi hiểu rõ bản thân, các bạn trẻ mới có thể tự nhìn ra vấn đề, cân chỉnh và lèo lái con thuyền khởi nghiệp đi đúng hướng".

Quả thật, một doanh nhân thành đạt luôn có những góc nhìn sâu sắc về việc kinh doanh. Thực tế, kinh doanh không chỉ cần mơ ước, đam mê mà người làm kinh doanh còn cần sự quyết tâm và những góc nhìn thực tế để có thể giúp doanh nghiệp của mình đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.32963347101501202-4-knat-krahs-iat-teiv-putrats-auc-od-ab-neil-krahs-iov-hnaod-hnik-coh/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học kinh doanh với Shark Liên - “bà đỡ” của startup Việt tại Shark Tank 4”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools