Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên du khách tại Thảo cầm viên, quận 1, TP.HCM - Ảnh: NHẬT THỊNH
Như vậy tính từ 12h đến 18h tối 10-5 có 17 ca mắc mới, trong đó 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Tĩnh.
16 ca mắc ghi nhận trong nước là những trường hợp trong khu vực đã được phong tỏa tại Hưng Yên (6), Đà Nẵng (4), Bắc Giang (3), Hà Nội (2), Vĩnh Phúc (1).
16 ca ghi nhận trong nước:
Bắc Giang (3 ca):
- Ca bệnh 3445, nữ, 45 tuổi, địa chỉ tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Thông tin dịch tễ đang tiếp tục điều tra.
- Ca bệnh 3446, nữ, 50 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; là F1 của BN3243.
- Ca bệnh 3447, nữ, 32 tuổi, địa chỉ tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; là F1 của BN3243.
Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10-5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Vĩnh Phúc (1 ca):
- Ca bệnh 3448, nam, 41 tuổi, là chuyên gia Công ty VINATOP, quốc tịch Trung Quốc. Bệnh nhân đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 9-5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.
Hưng Yên (6 ca):
- Ca bệnh 3449, nam, 67 tuổi, địa chỉ tại huyện Khoái Châu; là F1 của BN3168.
- Ca bệnh 3450, nữ, 68 tuổi, địa chỉ tại huyện Khoái Châu; là F1 của BN3122.
- Ca bệnh 3451, nam, 71 tuổi, địa chỉ tại huyện Khoái Châu; là F1 của BN3450.
Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 9-5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.
- Ca bệnh 3452, nữ, 13 tuổi, địa chỉ tại huyện Khoái Châu; là F1 của BN3169.
- Ca bệnh 3453, nữ, 39 tuổi, địa chỉ tại thị xã Mỹ Hào; có tiền sử đi khám bệnh tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
- Ca bệnh 3454, nữ, 8 tuổi, địa chỉ tại thị xã Mỹ Hào, là F1 của BN3453.
Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10-5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.
Hà Nội (2 ca):
- Ca bệnh 3456, nữ, 31 tuổi, địa chỉ tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; là F1 của BN3114. Kết quả xét nghiệm ngày 10-5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.
- Ca bệnh 3461, nữ, 29 tuổi, địa chỉ tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Ngày 29-4, bệnh nhân từ Đà Nẵng di chuyển đến sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN160. Ngày 2-5, sau khi có thông tin về trường hợp dương tính trên cùng chuyến bay, bệnh nhân đã chủ động khai báo y tế và cách ly tập trung tại Hà Nội. Kết quả xét nghiệm ngày 10-5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.
Đà Nẵng (4 ca):
- Ca bệnh 3457, nam, 27 tuổi, địa chỉ tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng; là F1 của BN3311. Bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 9-5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
- Ca bệnh 3458, nam, 31 tuổi, địa chỉ tại quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng; là F1 của BN2982.
- Ca bệnh 3459, nam, 25 tuổi, địa chỉ tại quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng; là F1 của BN3224.
- Ca bệnh 3460, nam, 31 tuổi, địa chỉ tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; là F1 của BN3404.
Kết quả xét nghiệm ngày 9-5 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang.
1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Tĩnh:
- Ca bệnh 3455, nữ, 2 tuổi, địa chỉ tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ngày 28-4, bé từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu Cầu Treo. Kết quả xét nghiệm ngày 9-5 dương tính với SARS-CoV-2, hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Tính đến 19h ngày 10-5, Việt Nam có tổng cộng 2.028 ca ghi nhận trong nước và 1.433 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 458 ca.
Hôm nay là ngày đầu tiên Bộ Y tế công bố ca mắc COVID-19 vào buổi trưa, vì số ca mắc trong một ngày tăng nhanh.
Chiều 10-5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Sở Y tế Hà Nội về việc tiếp nhận điều trị người bệnh nội trú chuyển tuyến từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2.
Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chuẩn bị nhân lực, phòng bệnh, trang thiết bị cần thiết để tiếp nhận điều trị người bệnh nội trú chuyển tuyến từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 có trách nhiệm rà soát số lượng người bệnh điều trị nội trú tại các khoa của bệnh viện, xem xét tình trạng bệnh tật, tiên lượng kết quả điều trị, giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh để chuyển xuống tuyến dưới tiếp tục điều trị.
Đồng thời, bệnh viện phải xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR cho toàn bộ người bệnh, người nhà người bệnh trước khi thực hiện việc chuyển tuyến. (PHẠM TUÂN)
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng cùng ngày ở Hà Nội, các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia đã thảo luận, phân tích về những ổ dịch xuất hiện từ ngày 27-4 đến nay.
Theo đó, có thể xác định có 4 nguồn dịch bao gồm: Đà Nẵng, Yên Bái, Bệnh viện K và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2. Nguồn dịch mới xuất hiện tại Hải Dương là ca bệnh nhập cảnh trái phép từ Lào.
Các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia nhận định về cơ bản, chúng ta đang kiểm soát được nguồn lây ở từng ổ dịch.
Biến thể Ấn Độ lây nhanh trong không khí
Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, diễn ra ngày 10-5, ở Trụ sở Chính phủ (Hà Nội), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam ở trong tình trạng báo động cao do nguy cơ và khả năng lây nhiễm của virus mạnh.
Biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh lây lan nhanh gấp 170% (1,7 lần) nhưng biến chủng của Ấn Độ còn nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí. Những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín, lây lan rất nhanh.
Liên quan đến biến thể của Ấn Độ, bà Soumya Swaminathan - nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - cho rằng biến thể đột biến kép B.1.617 này dễ lây lan hơn và có nhiều ý kiến lo ngại biến thể này vượt qua "hàng phòng vệ" của các loại vắc xin ngừa COVID-19 đang sử dụng, qua đó khiến dịch bệnh bùng phát mạnh tại Ấn Độ.
Bà Swaminathan cảnh báo tình trạng số ca nhiễm tăng mạnh tại Ấn Độ sẽ làm tăng đáng kể khả năng xuất hiện các biến thể mới và nguy hiểm hơn.
Theo nhà khoa học người Ấn Độ này, virus càng sinh sôi và lây lan thì càng có nhiều khả năng đột biến sẽ phát triển và thích nghi. Những biến thể tích tụ nhiều đột biến có thể sẽ kháng các loại vắc xin mà chúng ta có hiện nay. Bà cho rằng đây sẽ là một thách thức đối với cả thế giới.
Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, diễn biến dịch đợt này có nhiều thay đổi so với những đợt trước. Trong số bệnh nhân đang được điều trị, số người không có triệu chứng lâm sàng chỉ còn 59,3% (ở đợt dịch trước là trên 80%).
Số người có biểu hiện lâm sàng nhẹ lúc vào viện tăng lên 35,8%. Số có biểu hiện lâm sàng mức độ vừa (tiên lượng nặng) là 3,4%.
Số bệnh nhân nặng là 1,4%, trong đó có một ca phải áp dụng ECMO (phương pháp "oxy hóa qua màng ngoài cơ thể") tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các bệnh nhân có diễn biến lâm sàng tăng nặng rất nhanh, áp lực đối với các bệnh viện đang phải điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trong những ngày tới là rất nặng nề.
TTO - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh quán triệt phương châm truy vết tận dụng tối đa 48 giờ vàng để khống chế lây nhiễm, vì hầu hết lây nhiễm biến thể virus Ấn Độ diễn ra nhanh, thời gian khoảng 3-4 ngày.
Xem thêm: mth.72014827101501202-gnod-gnoc-o-91-divoc-cam-ac-61-meht-5-01-iot/nv.ertiout