vĐồng tin tức tài chính 365

Tòa án Pháp bác đơn kiện của nạn nhân da cam gốc Việt

2021-05-11 05:42

Một tòa án Pháp đã bác đơn của một phụ nữ người Việt kiện một số công ty hóa chất đa quốc gia đã sản xuất các chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam, hãng tin AFP cho hay.

Ngày 10-5, Tòa đại hình Evry ở ngoại ô thủ đô Paris công bố phán quyết bác đơn kiện của bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, một cựu phóng viên chiến trường và là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin.

Bà Nga kiện 14 công ty vì đã sản xuất các loại hóa chất gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của bà và vô số nạn nhân khác. Các công ty này cũng bị cáo buộc đã gây ra thiệt hại về môi trường.

Giải thích cho phán quyết ngày 10-5, Tòa đại hình Evry cho rằng các công ty đã thực hiện một "hành động mang tính chủ quyền" vì sản xuất chất độc hóa học "theo lệnh" của chính phủ Mỹ, do đó tòa án Pháp không có thẩm quyền xét xử. 

Tòa án Pháp bác đơn kiện của nạn nhân da cam gốc Việt - ảnh 1
Bà Trần Tố Nga trong một cuộc biểu tình tại Pháp vì các nạn nhân da cam. Ảnh: COLLECTIF VIETNAM-DIOXINE

Lập luận này tương tự những gì phía bị đơn đã trình bày trong phiên tranh tụng ngày 25-1. Đại diện pháp lý của các công ty bị đơn biện minh rằng các nhà máy đã sản xuất hóa chất vì mục đích "quốc phòng" theo mệnh lệnh thời chiến của chính quyền Mỹ.

Không lâu sau khi tòa án Pháp ra phán quyết, các luật sư William Bourdon, Amelie Lefebvre và Bertrand Repolt (đại diện cho bà Nga) đã đăng tải lên Facebook một tuyên bố chung.

Theo đó, ba luật sư cho rằng tòa án đã áp dụng một "định nghĩa lỗi thời" về nguyên tắc miễn trừ, "mâu thuẫn với các nguyên tắc hiện đại trong luật quốc tế và pháp luật Pháp".

Các luật sư nhấn mạnh rằng các công ty hóa chất đã tham gia đấu thầu để được quyền sản xuất các sản phẩm độc hại như chất độc da cam/dioxin.

Ba luật sư còn thông báo đã "ngay lập tức" hướng dẫn bà Nga kháng cáo và khẳng định sẽ cùng thân chủ đấu tranh đến cùng, đồng thời bày tỏ hy vọng bà Nga sẽ kiên cường chống chịu trước những căn bệnh mà bà mắc phải.

Các tổ chức phi chính phủ ước tính bốn triệu người ở Việt Nam, Lào và Campuchia đã chịu ảnh hưởng nặng nề do 76 triệu lít chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ rải xuống từ năm 1962 đến năm 1971 nhằm triệt hạ thảm thực vật và phá hủy nguồn lương thực cho quân giải phóng Việt Nam.

Bà Nga là một trong những trường hợp hiếm hoi có thể kiên trì theo đuổi các vụ kiện liên quan tới chất độc da cam/dioxin. Bà Nga đã định cư và có quốc tịch Pháp, cho phép bà khởi kiện tại các tòa án Pháp để đòi lại công lý trước hành vi tấn công của nước ngoài.

Qua các xét nghiệm, bà Nga có nồng độ chất độc da cam/dioxin trong máu cao hơn mức bình thường. Bà còn gặp chứng dị ứng insulin - loại hormone liên quan tới việc chuyển hóa đường trong cơ thể - cực kỳ hiếm gặp và bị tiểu đường tuýp 2.

Một trong những người con gái của bà Nga đã chết vì dị tật tim.

Trước khi khởi kiện ở Pháp, bà Nga đã bị các tòa án Mỹ bác đơn kiện tương tự.

Mỹ chưa bao giờ bồi thường cho những gì người dân Việt Nam phải hứng chịu do chất độc da cam/dioxin mà chỉ hỗ trợ Việt Nam tẩy độc các điểm nóng về chất độc da cam/dioxin như sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa...

Các cựu chiến binh Mỹ phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin khi tham chiến ở Đông Dương cũng đấu tranh đòi được các công ty hóa chất bồi thường. Hai công ty Mỹ đã đàm phán và bồi thường 180 triệu USD (hơn 4,15 ngàn tỉ đồng) cho các cựu chiến binh Mỹ. 

 

Trong cuộc họp báo ngày 4-2, trả lời câu hỏi liên quan tới vụ kiện của bà Trần Tố Nga tại Pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:

"Việt Nam phải chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh, trong đó có tác động lâu dài và nghiêm trọng của chất độc da dam/dioxin. Chúng tôi ủng hộ việc các nạn nhân của chất độc da cam/dioxin yêu cầu trách nhiệm pháp lý đối với các công ty hoá chất và sản xuất, thương mại chất độc da dam/dioxin của Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Việt Nam cho rằng các công ty này phải có trách nhiệm khắc phục những hậu quả chất độc da cam/dioxin đã gây ra tại Việt Nam".

Xem thêm: lmth.352489-teiv-cog-mac-ad-nahn-nan-auc-neik-nod-cab-pahp-na-aot/neik-us/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tòa án Pháp bác đơn kiện của nạn nhân da cam gốc Việt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools