Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, có 4 nguồn lây trong đợt dịch này (bắt đầu từ 27-4).
Bốn nguồn lây từ đâu?
Thứ nhất là nguồn lây từ bệnh nhân 2899 ở Hà Nam (bệnh nhân đi Nhật về, đã hoàn thành cách ly tại Đà Nẵng) và lan ra các tỉnh.
Thứ hai là nguồn từ các chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh hôm 18-4, cách ly tại khách sạn Như Nguyệt 2 ở Yên Bái.
Thứ ba là nguồn lây từ bệnh nhân 3051 từ Lào về nhập cảnh trái phép về Hải Dương.
Thứ tư là nguồn lây tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, lan sang Bệnh viện K và nhiều tỉnh thành.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chia sẻ với những khu vực như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và Đà Nẵng chưa rõ nguồn lây đầu tiên, Chính phủ, Bộ Y tế đã yêu cầu xét nghiệm rộng rãi tìm nguồn lây tại các khu vực này. Ở Đà Nẵng, các mẫu dương tính vẫn tập trung tại khu vực vũ trường và thẩm mỹ viện đã được khoanh vùng.
"Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, có giả thiết nguồn lây từ khu vực tầng 6 là nơi điều trị bệnh nhân COVID-19, như thế tức là chưa có nguồn lây từ bên ngoài vào. Nhưng trích xuất camera cho thấy tất cả những y bác sĩ có liên quan khu này đều âm tính, như vậy có thể nguồn lây từ bên ngoài", ông nhận định.
Cho biết số ca mới trong ngày gần đây tăng cao, tuy nhiên Phó thủ tướng nhận xét hầu hết đều từ khu vực đã được cách ly. "Việt Nam được thế giới đánh giá cao trong chống dịch COVID-19, nếu tính về số mắc/triệu dân, Việt Nam đang đứng thứ 176/222 quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận dịch" - ông Đam cho biết.
2021 chưa có miễn dịch cộng đồng
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chia sẻ hiện nguồn cung vắc xin rất khó khăn do nhu cầu toàn thế giới tăng cao, trong đó nguồn từ COVAX luôn thay đổi để ưu tiên những nước đang có dịch lớn.
"Đáng lẽ đã có thêm 1 lô vắc xin do COVAX cung cấp về Việt Nam, nhưng Campuchia có dịch lớn nên vắc xin lại được ưu tiên cho Campuchia. COVAX được lập ra để đảm bảo công bằng trong tiếp cận vắc xin và nơi nào có dịch sẽ được ưu tiên", ông nói.
Sau nhiều lần đàm phán và sắp xếp, đến nay nguồn COVAX dành cho Việt Nam là 15 triệu liều, bên cạnh đó có nguồn do VNVC mua (30 triệu liều), nhưng chủ yếu về tập trung vào thời gian cuối năm.
"Bộ Y tế đã được giao tìm mọi nguồn trong và ngoài nước, từ nhập khẩu, sản xuất và chuyển giao công nghệ. Có nguồn mua vắc xin từ Mỹ nhưng có 2 điểm vướng khi mua vắc xin này, trong đó có yêu cầu hạ tầng để bảo quản vắc xin vì vắc xin này phải bảo quản ở âm 70 độ" - ông Đam cho biết. Việc tìm nguồn mua vẫn đang tiến hành tích cực.
Vắc xin sản xuất trong nước chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Do tỉ lệ người được tiêm chủng còn thấp, ông Đam khuyến cáo khả năng từ nay đến cuối năm 2021 chưa thể có miễn dịch cộng đồng. Biện pháp chống dịch vẫn sẽ là các biện pháp truyền thống, đặc biệt là 5K.
Đảm bảo mục tiêu kép
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ đang có nhiều câu hỏi đặt ra, như số mắc tăng cao vì sao chưa giãn cách xã hội.
"Phương pháp chống dịch đang kế thừa những biện pháp đã có hiệu quả trước đây, nhưng tùy từng thời điểm lại có những yêu cầu và đặc thù riêng. Trong thời điểm hiện nay, khi ghi nhận ca bệnh, ca nghi nhiễm thì xét nghiệm nhanh, truy vết nhanh, khẩn cấp xác định các yếu tố để khoanh vùng gọn nhất có thể, đảm bảo mục tiêu kép", ông Đam nói.
TTO - Sáng 11-5, lực lượng chức năng đã phong tỏa tòa nhà CT10C, khu đô thị Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội - nơi có trường hợp liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
Xem thêm: mth.52140622111501202-yan-91-divoc-hcid-tod-auc-yal-nougn-nob-mad-cud-uv-gnout-uht-ohp/nv.ertiout