vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Philippines và Malaysia tiếp tục suy giảm vì Covid-19

2021-05-12 10:27

Kinh tế Philippines và Malaysia tiếp tục suy giảm vì Covid-19

Khánh Lan

(KTSG Online) - Kinh tế Philippines và Malaysia tiếp tục đà suy giảm trong quí 1, phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng của hai quốc gia Đông Nam Á trong năm nay, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tái trỗi dậy.

Một khu phố ở thủ đô Manila, Philippines bị phong tỏa hồi tháng 2-2021. Ảnh: Reuters

Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Philippines công bố hôm 11-5, trong quí 1-2021, GDP Philippines giảm 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo dài đà suy thoái lên quí thứ 5 liên tiếp. Cùng ngày, Ngân hàng trung ương Malaysia cho biết GDP Malaysia giảm 0,5% so với cách đây 1 năm.

Các số liệu GDP mới nhất cho thấy nền kinh tế của hai quốc gia Đông Nam Á này vẫn chưa thoát ra khỏi cảnh ảm đạm do tác động của Covid-19. Trong khi đó, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte và Thủ tướng Malaysia, Muhyiddin Yassin đều đã đặt mục tiêu tăng trưởng cho nền kinh tế của họ lên tới 7,5% trong năm 2021. Nhưng các làn sóng lây nhiễm Covid-19 nối tiếp nhau đang làm u ám triển vọng tăng trưởng của họ.

Cơ quan Thống kê Philippines công bố dữ liệu GDP trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng Covid-19 mới đang diễn ra ở nước này với số ca nhiễm hàng ngày lên mức kỷ lục hơn 15.000 hồi đầu tháng 4.

Kết quả tăng trưởng kinh tế của Philippines trong quí 1 xấu hơn dự kiến. Trước đó, các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến dự báo GDP Philippines suy giảm 3% trong quí đầu năm.

Nếu so với quí trước, GDP Philippines trong quí vừa qua tăng trưởng 0,3% nhưng nhưng đại dịch Covid-19 tiếp tục làm giảm niềm tin của người tiêu dùng. Tiêu dùng của các hộ gia đình, chiếm hơn 70% nền kinh tế Philippines, giảm 4,8% trong quí 1 giữa lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao cùng với mức lạm phát cao hơn mức mục tiêu do hạn chế về nguồn cung lương thực.

Cú sụt giảm GDP trong quí thứ 5 liên tiếp là đợt suy thoái dài nhất của Philippines kể từ khi nước này ghi nhận 9 quí liên tiếp tăng trưởng âm trong những năm cuối của thời kỳ thiết quân luật vào thập niên 1980.

Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế xã hội Philippines, Karl Chua cho biết trong quí 2, kinh tế Philippines có thể khả quan hơn so mức giảm 16,9% vào cùng kỳ năm ngoái, khi 75% nền kinh tế đóng cửa do lệnh phong tỏa khống chế dịch Covid-19. Ông cho biết hiện nay, Philippines đang phong tỏa có trọng điểm, thay vì phong tỏa hoàn toàn và điều này vừa giúp kiểm soát rủi ro vừa giúp mở cửa càng nhiều ngành kinh tế can tốt.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng của Philippines vẫn còn bất ổn , đặt ra hoài nghi lớn cho mục tiêu đạt mức tăng trưởng cho cả năm nay là từ 6,5%-7,5% sau khi suy giảm 9,6% vào năm ngoái, khiến Philippines trở thành nền kinh tế suy thoái sâu nhất ở Đông Nam Á.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo nền kinh tế Philippines sẽ tăng trưởng 4,5% trong năm nay.
Nicholas Mapa, nhà kinh tế cấp cao ở Ngân hàng ING Bank Manila, nhận định: “Triển vọng tăng trưởng của Philippines vẫn tương đối bi quan với việc giới chức trách gần đây đã thắt chặt hơn nữa các biện pháp phong tỏa từng phần được áp đặt hồi tháng 4 khi số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến”. Ông cho biết những biện pháp hạn chế đi lại chặt chẽ hơn này vẫn được duy trì ở khu vực thủ đô Manila cũng như các tỉnh xung quanh và chúng có thể sẽ làm mất đi động lực phục hồi kinh tế.

Đối với Malaysia, mức suy giảm 0,5% của GDP ở quí đầu tiên của năm nay cải thiện nhiều so với mức giảm 3,4% trong quí 4-2020 và mức giảm 5,6% trong cả năm ngoái.

GDP Malaysia đã suy giảm trong bốn quí liên tiếp. Ảnh: Bloomberg

Điều này là nhờ quyết định nới lỏng các hạn chế di chuyển trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3-2021 và nhu cầu trong nước cải thiện, đặc biệt là chi tiêu của khu vực tư nhân, theo Thống đốc ngân hàng trung ương Malaysia, Nor Shamsiah Yunus.

Chính phủ của Thủ tướng Muhyiddin Yassin hiện phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn: nỗ lực ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan mà không làm nền kinh tế bị bóp nghẹt quá mức. Số ca nhiễm virus này có xu hướng tăng lên ở Malaysia bất chấp tình trạng khẩn cấp quốc gia đã áp đặt cả tháng qua.

Điều này buộc ông Muhyiddin Yassin phải ban hành Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) trên toàn quốc vào hôm 10-5. Lệnh này cấm tất cả các cuộc tụ tập xã hội bao gồm đám cưới, yến tiệc...; đóng cửa trường học và các hạn chế đi lại khác cho đến đầu tháng 6. Năm ngoái, Malaysia cũng đã áp đặt lệnh này lúc đại dịch Covid-19 mới bùng lên.

Tuy vậy, Thủ tướng Muhyiddin nói rằng tất cả các lĩnh vực kinh tế vẫn được phép mở cửa. Đây là điểm khác biệt so với lệnh MCO vào năm ngoái, do vậy,  bà Nor Shamsiah Yunus cho rằng tổn thất kinh tế sẽ ít nghiêm trọng hơn so với năm 2020.

Bà nói rằng Ngân hàng trung ương Malaysia vẫn giữ mức dự báo kinh tế tăng trưởng kinh từ 6-7,5% trong năm nay vì kỳ vọng nhu cầu nội địa và đầu tư của khu vực tư nhân sẽ tiếp tục cải thiện, hơn nữa, Malaysia cũng được hỗ trợ nhờ đà phục hồi của các đối tác kinh tế quan trọng như Trung Quốc, Mỹ và Singapore.

Bà cho biết nền kinh tế Malaysia được củng cố nhờ xuất khẩu mạnh mẽ, đặc biệt là các sản phẩm điện và điện tử.
“Tuy nhiên, việc áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển lần thứ 2 và việc tiếp tục đóng cửa các biên giới quốc tế cũng như hạn chế đi lại giữa các tiểu bang đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế", bà nói.

Theo Nikkei Asian Review

Xem thêm: lmth.91-divoc-iv-maig-yus-cut-peit-aisyalam-av-senippilihp-et-hnik/332613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Philippines và Malaysia tiếp tục suy giảm vì Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools