- Thế hệ trẻ Thủ đô phát huy tinh thần yêu nước, xây dựng và phát triển đất nước
- Trao Kỷ niệm chương "Vì thế hệ trẻ" cho 15 cá nhân nước ngoài
- Giáo dục di sản cho thế hệ trẻ Thủ đô: Lợi ích kép từ cách làm sáng tạo
Sau 5 năm triển khai Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2015-2020” đã tạo sự chuyển biến tích cực, căn bản về đạo đức, lối sống cho thế trẻ Việt Nam. Một trong những kết quả nổi bật là sự phối hợp giữa “ba nhà”, gồm nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Sự nỗ lực này đã tác động tích cực đến nhận thức và hành động của thế hệ trẻ.
Đại đa số học sinh, sinh viên đã đạt tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, hạnh kiểm theo quy định của Bộ GD&ĐT; ý thức trách nhiệm với gia đình, với việc học tập, rèn luyện có nhiều chuyển biến, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp.
Các chỉ tiêu của đề án đều cơ bản hoàn thành với 100% đoàn viên và 80% thanh niên được tuyên truyền, học tập các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; 99,6% số trường học đã xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa; hơn 1,1 triệu đoàn viên ưu tú được giới thiệu vào Đảng; 100% thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, lao động tập thể do ngành Giáo dục phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức. Trong các hoạt động tập thể này, đã có 12,3 triệu lượt thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện; thực hiện hơn 800 nghìn công trình, phần việc; đề xuất 2,2 triệu ý tưởng, sáng kiến; Tư vấn, hướng nghiệp cho 11 triệu lượt thanh niên và giới thiệu việc làm cho 2,4 triệu thanh niên hỗ trợ hơn 2.600 dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh khẳng định: Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn và các bộ, ngành Trung ương liên quan tiếp tục xây dựng và trình Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”.
Trong đó, sẽ chú trọng triển khai hiệu quả giải pháp tăng cường giáo dục toàn diện “Đức - Trí - Thể - Mĩ” cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Trong việc dạy người, Bộ GD&ĐT sẽ đặc biệt chỉ đạo chú ý phát triển nhân cách, tạo dựng những con người có chí hướng, hoài bão; từ đó hình thành lên một thế hệ trẻ giàu niềm tin, khát vọng và trách nhiệm với đất nước. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ quản lý, giáo viên, mỗi thầy cô phải là tấm gương sáng để học sinh, sinh viên học tập, noi theo. Các trường sư phạm cũng sẽ phải tiếp tục đổi mới nội dung đào tạo, gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử sư phạm.
Nhấn mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cần được tiếp tục đổi mới cả về nhận thức và hành động, phương pháp và nội dung, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ đưa nội dung này vào chương trình hành động của ngành để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Người đứng đầu ngành Giáo dục và Đào tạo cũng khẳng định, giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ không chỉ là việc của riêng ngành Giáo dục, mà là nhiệm vụ chung, đòi hỏi công tác phối hợp giữa các bộ, ngành để cùng quyết tâm gạt bỏ những điều hình thức, góp sức vào sự nghiệp lớn một cách thực chất và hiệu quả.
Xem thêm: /798046-ert-eh-eht-ohc-gnos-iol-cud-oad-ev-nab-nac-neib-neyuhc-oaT/aoh-nav-gnod-neyuhC/nv.moc.dnac