vĐồng tin tức tài chính 365

Hệ sinh thái hậu cần hoàn chỉnh: Lối đi mới tiềm năng cho doanh nghiệp

2021-05-13 08:17

Doanh nghiệp đau đầu bài toán "tối ưu"

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), những năm gần đây tốc độ tăng trưởng ngành đạt khoảng 14 - 16%, quy mô 20 - 22 tỷ USD/năm, chiếm tỷ trọng gần 20,9% GDP của cả nước.

Tuy tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng chi phí cho logistics đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Đơn cử, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú Lê Văn Quang cho biết, vận chuyển một container từ Việt Nam sang Nhật hết 16 triệu đồng, nhưng vận chuyển từ Tp.HCM ra Hà Nội hết 80 triệu đồng, đắt gấp 5 lần so với Nhật Bản.

Logistics là một trong các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của nước ta. Do vậy, nếu các dịch vụ như kho bãi, xử lý đơn hàng, vận chuyển… không được xử lý tập trung và liên kết sẽ khiến chi phí tăng cao, trở thành rào cản ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Kết nối dịch vụ - hình thành chuỗi liên kết tập trung

Trong thời gian gần đây, đặc biệt trong thời kỳ Covid, nhiều công ty nhận ra rằng việc thuê ngoài các hoạt động chuỗi cung ứng - đặc biệt là các công ty có dịch vụ tích hợp, cung cấp dịch vụ từ đầu đến cuối không chỉ giúp tối ưu thời gian và chi phí mà còn cho phép họ giảm thiểu rủi ro, tăng tính linh hoạt, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, phản ứng nhanh nhạy hơn với những biến đổi trên thị trường.

Lấy ví dụ, một doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ hàng hóa chờ bán thay vì phải thuê mặt bằng, cải tạo hạ tầng, chi trả lương bộ máy vận hành, kiểm soát vật tư tiêu hao… ngay cả trong thời gian thấp điểm thì nay chỉ cần sử dụng dịch vụ và chi trả theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Theo đó, nếu như kết hợp được cả hai yếu tố: cung cấp dịch vụ tập trung và sử dụng theo nhu cầu thực tế, các doanh nghiệp Việt có thể tối ưu hiệu quả chi phí Logistics. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, khu Cảng cạn ICD Long Biên đang được quy hoạch để trở thành trung tâm logistics hiện đại, nơi tập kết dịch vụ hậu cần tập trung tạo thành chuỗi liên kết hoàn chỉnh. Đại diện Hateco, đơn vị đầu tư và vận hành Cảng cạn ICD Long Biên cho biết: Khu cảng cạn có diện tích 120.000m2, đầy đủ kho ngoại quan, kho CFS, Trung tâm phân phối hàng hóa Thương mại, Thương mại Điện tử, Chuyển phát nhanh…

Tại Hateco, hậu cần không chỉ đơn giản là những kho hàng. Đáp ứng nhu cầu của thương mại hiện đại, Trung tâm thông quan và các Trung tâm phân phối, hoàn thiện xử lý đơn hàng Hateco Fulfillment đã tạo nên mạng lưới kết nối hoàn chỉnh tập trung.

Hệ sinh thái hậu cần hoàn chỉnh: Lối đi mới tiềm năng cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đòn bẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp

Ngày 01/05 vừa qua, quyết định về việc bổ sung quy định chuyển cửa khẩu hàng nhập tại Cảng cạn ICD Long Biên chính thức có hiệu lực. Cảng cạn Long Biên sẽ được phép tiếp nhận và thông quan toàn bộ mặt hàng như cảng biển, cửa khẩu đường bộ, cảng hàng không quốc tế, trừ các mặt hàng đặc thù như tàu bay, du thuyền, xăng các loại, vật liệu nổ…

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, với vị trí thuận tiện giao thông và kết nối, Cảng cạn Long Biên là cánh tay nối dài với cảng biển Hải Phòng, thuận lợi liên kết với khu vực Đông Nam Hà Nội như nhà máy trục Hưng Yên, Bắc Ninh… Quyết định ngày 01/05 sẽ là đòn bẩy giúp giải tỏa áp lực cảng biển, cửa khẩu, đưa cảng cạn Long Biên trở thành điểm tập trung xử lý tất cả dịch vụ hậu cần theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 29/4/2021, Hateco Group đã được cấp phép Trung tâm tập kết – thông quan hàng hóa Bưu chính, Chuyển phát nhanh (Vận hành bởi Hateco Fulfillment). Đây là yếu tố cốt lõi tạo nên chuỗi toàn trình: tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu, vận chuyển về cảng cạn ICD Long Biên để tiến hành thông quan và xử lý đơn hàng 24/7, bao gồm cả hàng hóa Chuyển phát nhanh.

Hệ sinh thái hậu cần hoàn chỉnh: Lối đi mới tiềm năng cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

Với cơ sở hạ tầng đầy đủ, đa dạng dịch vụ tại Cảng cạn ICD Long Biên, đặc biệt với hệ thống kho ngoại quan, các doanh nghiệp phân phối mặt hàng giá trị cao, hàng Thương mại Điện tử xuyên biên giới, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như: Thời trang cao cấp, mỹ phẩm, linh phụ kiện sản xuất, hạt nhựa … sẽ là những đơn vị có thể tối ưu được nhiều nhất chi phí từ các giải pháp hậu cần của Hateco Fulfillment.

Theo đó, hàng hóa khi về đến Việt Nam không cần làm thủ tục thông quan và nộp thuế nhập khẩu ngay mà có thể lưu trữ trong kho ngoại quan, nhập khẩu theo nhu cầu thực tế. Việc này sẽ giúp giãn chi phí, tối ưu dòng tiền cho doanh nghiệp. Trường hợp hàng đã đặt trong kho ngoại quan, doanh nghiệp tạm ngưng nhu cầu nhập khẩu có thể xuất đi quốc gia khác mà không cần làm các thủ tục xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp toàn cầu linh hoạt điều phối hàng hóa giữa các quốc gia.

Đây cũng chính là tiền đề để Hateco Fulfillment phát triển mảng hậu cần Thương mại Điện tử xuyên biên giới và bán lẻ, mở đường cho các sàn Thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Tmall… vào Việt Nam.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.58542207121501202-peihgn-hnaod-ohc-gnan-meit-iom-id-iol-hnihc-naoh-nac-uah-iaht-hnis-eh/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hệ sinh thái hậu cần hoàn chỉnh: Lối đi mới tiềm năng cho doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools