vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng làm việc với TP.HCM: 'Không bàn nữa. Cái gì chưa được thì đề xuất giải pháp'

2021-05-13 09:54
Thủ tướng làm việc với TP.HCM: Không bàn nữa. Cái gì chưa được thì đề xuất giải pháp - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm MInh Chính chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM tổ chức ngày 13-5-2021 tại TP.HCM - Ảnh: T.TRUNG

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, buổi làm việc được hình thành trên tinh thần đề xuất của TP.HCM, và các thành viên Chính phủ đã họp, nghiên cứu các nội dung "mà hai bên cùng quan tâm để cùng giải quyết".  

Cái gì thấy được thì nói được, cái gì chưa thì nói tại sao

Thủ tướng cho rằng do nội dung đề xuất của TP.HCM "rất nhiều và phong phú, chất lượng đòi hỏi phải cao", nên yêu cầu "các đồng chí cần tập trung tối đa để cùng bàn bạc. Cần phát biểu trực tiếp vào vấn đề, không bàn nữa. Cái gì thấy được thì nói được, cái gì chưa thì nói tại sao".

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trên tinh thần đề xuất của TP.HCM, các thành viên Chính phủ đã họp, nghiên cứu các nội dung "mà hai bên cùng quan tâm để cùng giải quyết".

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết hiện nay, thành phố đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, vướng mắc, trong đó lớn nhất là sự quá tải về hạ tầng kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, hệ thống giao thông kết nối liên vùng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như vị thế trung tâm liên kết của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thứ đến, là thành phố có tỉ lệ đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước (khoảng 27%) nhưng tỉ lệ tổng chi ngân sách trên tổng thu ngân sách trên địa bàn thấp nhất cả nước (từ năm 2017, tỉ lệ phân chia nguồn thu cho ngân sách thành phố giảm từ 23% xuống còn 18% - PV) trong khi đó, nhu cầu vốn để chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nhu cầu kinh phí để đảm bảo các chính sách, chế độ ngày càng tăng cao, gây áp lực lớn cho ngân sách thành phố. 

"Việc cân đối chi đầu tư luôn là bài toán khó đối với thành phố, bởi công trình, dự án trọng điểm rất nhiều trong khi nguồn vốn rất hạn hẹp", ông Phong nhấn mạnh.

Chưa kể, dù thành phố có hoạt động kinh tế lớn nhất cả nước (chiếm hơn 22% GDP cả nước) song việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa vượt trội (số vốn bình quân đầu tư trên mỗi dự án chưa đạt 1 triệu USD), quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ chiếm gần 98% với số vốn đăng ký chỉ chiếm hơn 27% tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. 

Điều này dẫn đến việc chưa có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn khiến thành phố chưa tạo được hệ thống cơ sở kinh tế vững chắc, làm tiền đề phát triển mạnh mẽ thực sự.

Thủ tướng làm việc với TP.HCM: Không bàn nữa. Cái gì chưa được thì đề xuất giải pháp - Ảnh 2.

TP.HCM là địa phương đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính đến làm việc kể từ khi nhậm chức - Ảnh: T.TRUNG

TP.HCM kiến nghị 5 nhóm vấn đề

Do đó, ông Phong kiến nghị Thủ tướng 5 nhóm vấn đề, kiến nghị trọng tâm để "thành phố có thể thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới".

Cụ thể, về phân cấp, phân quyền cho TP.HCM, ông Phong kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp TP.HCM và các bộ, ngành trung ương sớm xây dựng đề án ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp một số lĩnh vực cho TP.HCM trong quý II-2021 vì "hiện nay, một số nội dung trong Nghị định số 93/2001/NĐ-CP không còn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và không tạo cơ chế thuận lợi cho sự phát triển của thành phố".

Về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, TP.HCM kiến nghị chấp thuận thông báo điều chỉnh lại mức vốn dự kiến đầu tư công kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ các nguồn vốn đầu tư thành phố có thể huy động được theo đúng khả năng cân đối và nhu cầu của thành phố là 261.967 tỉ đồng, trong đó đối với vốn đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương, Trung ương bố trí đủ kế hoạch trung hạn cho các dự án sử dụng vốn ODA vay lại là 43.391 tỉ đồng. 

Thủ tướng làm việc với TP.HCM: Không bàn nữa. Cái gì chưa được thì đề xuất giải pháp - Ảnh 3.

Hạ tầng vẫn là một điểm nghẽn cho sự phát triển của TP.HCM. Trong ảnh là cầu Thủ Thiêm 2 dang dở - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Còn với vốn ngân sách thành phố, thành phố cũng kiến nghị Chính phủ điều chỉnh tăng mức vốn dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 218.576 tỉ đồng.

Riêng về vấn đề quản lý tài sản của các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh có giá trị lịch sử, kiến trúc, vị trí đảm bảo quốc phòng - an ninh, lãnh đạo TP.HCM cũng kiến nghị 3 phương án đối với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist), hiện đang quản lý 4 khách sạn gồm khách sạn Bến Thành - Rex Hotel,  khách sạn Cửu Long - Majestic Hotel, khách sạn Hoàn Cầu - Continental Hotel và Khách sạn Kim Đô, nhưng thuộc diện cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ theo hướng "Nhà nước cần thiết phải quản lý bốn khách sạn và phần vốn góp tại các liên doanh này" để đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Với Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội, chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với thành phố và các cơ quan liên quan hoàn chỉnh đề án điều chỉnh tỉ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố, hoàn thiện tờ trình của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền thông qua đề án trong năm 2021 nhằm tăng thu ngân sách chuyển cho trung ương và tạo tiền đề để thành phố phát triển nhanh, bền vững, giai đoạn 2022 - 2025 là 23%.

Trình Thủ tướng dự án đường 6 tỉ USD từ Hà Nội qua 4 tỉnhTrình Thủ tướng dự án đường 6 tỉ USD từ Hà Nội qua 4 tỉnh

TTO - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng 4 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Giang kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư tuyến đường vành đai 4 - vùng thủ đô, toàn tuyến đi trên cao, kinh phí đầu tư khoảng 6 tỉ USD.

Xem thêm: mth.46535119031501202-pahp-iaig-taux-ed-iht-coud-auhc-ig-iac-aun-nab-gnohk-mch-pt-iov-ceiv-mal-gnout-uht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng làm việc với TP.HCM: 'Không bàn nữa. Cái gì chưa được thì đề xuất giải pháp'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools