vĐồng tin tức tài chính 365

Người dân đề xuất cách giảm người rút BHXH một lần

2021-05-16 07:04

Pháp Luật TP.HCM có đăng bài Tăng quyền lợi để giảm người rút BHXH một lần”  thông tin về tình trạng số lượng người nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng cao trong thời gian gần đây. 

Việc tự rời khỏi hệ thống BHXH không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội. Bài viết nêu ra một số đề xuất của ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM, về việc tăng quyền lợi của người tham gia BHXH để hạn chế số người nhận BHXH một lần. 

Sau khi bài viết được đăng tải, nhiều bạn đọc đã bình luận góp thêm cách làm để giảm số người rút BHXH một lần.  

Người dân đề xuất cách giảm người rút BHXH một lần - ảnh 1
Người dân đến cơ quan BHXH TP.HCM thực hiện các thủ tục liên quan đến BHXH. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Chỉ tăng tuổi hưu với người làm việc nhẹ

Bạn đọc Lê Văn Bộ bình luận: “Theo tính toán thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là khoảng 75 tuổi. Tuổi nghỉ hưu là 60 thì người về hưu sẽ được lĩnh lương hưu khoảng 15 năm. Nếu tăng tuổi hưu lên 62 thì chỉ còn 13 năm nhận lương hưu. Bài toán này ai cũng có thể tính được, giữa lúc các dịch vụ bảo hiểm nước ngoài phát triển thì cũng có nhiều người suy nghĩ đến chuyện nhận BHXH một lần mua bảo hiểm thương mại. Vì thế ngành BHXH nên tính toán lại tuổi nghỉ hưu để hợp lý hơn.

Ngoài ra, với lực lượng công nhân, họ đi làm từ năm 20 tuổi đến năm 45 tuổi thì gần như không còn sức đảm bảo công việc. Vậy họ phải cố đi làm, hoặc ngồi nhà chờ đến năm 60 tuổi, chờ 15 năm nữa để nhận lương hưu, thời gian chờ quá dài. Đây cũng là nguyên nhân người lao động chọn nhận BHXH một lần. Các ngành cần nghiên cứu thêm thực tế này để điều chỉnh cho phù hợp”

Bạn đọc Trần Anh ý kiến: “Nhà nước tăng tuổi nghỉ hưu chung như vậy là không hợp lý và phải tùy vào công việc cụ thể của người nhóm người như lao động chân tay và lao động văn phòng. Người lao động có thể đổi năm đóng BHXH để giảm tuổi về hưu sớm, như thế cũng là hài hoà giữa người lao động và cơ quan BHXH”.

“Người lao động trong các doanh nghiệp khó mà đợi được khi đủ 62 tuổi để hưởng lương hưu. Bởi họ lao động ở môi trường này chủ yếu cần tới sức khỏe, kh người lao động có chút tuổi thì một số doanh nghiệp đã muốn đào thải rồi. Vì thế, theo tôi đã đóng đủ số năm bảo hiểm rồi thì cũng cần có chế độ thích hợp sao cho hợp lý đối với người lao động”- bạn đọc Hồng Vũ bình luận.

Nên tính trượt giá trong lương hưu

Bạn đọc Nguyễn Thanh Giang góp ý:“ Đại đa số người tham gia BHXH là lao động bằng sức khỏe mà khi ngoài 40 tuổi trở ra sẽ không đủ sức khỏe để đáp ứng nhu cầu của công việc. Vì thế, cho dù đã đóng BHXH được 20 năm nhưng phải chờ đến rất nhiều chục năm sau mới có thể nhận lương hưu, đó là một căn nguyên dẫn đến tình trạng nhiều người nhận BHXH một lần. Nếu như bất cứ ai khi tham gia đủ 20 năm đóng BHXH thì được hưởng lương hưu mà không phải phụ thuộc vào tuổi đời thì tôi khẳng định sẽ rất ít người thanh toán BHXH một lần".

“Chỉ cần nêu một ví dụ điển hình của tôi để thấy sự chưa hợp lý trong đóng và hưởng bảo hiểm: Tôi đã đủ 20 năm, trước đây với số tiền đóng thời đó cũng khá lớn. Trải qua mấy chục nay, đồng tiền mất giá, giờ cầm tiền một tháng ba triệu đồng chưa chắc đã đủ sống. Theo tôi nhà nước nên tăng mức trượt giá lên để người hưởng lương hưu đủ sống”- bạn đọc Thanh Thủy mong mỏi.

Theo thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, chỉ trong ba tháng đầu năm 2021, số người hưởng BHXH một lần lên đến hơn 226.500 người, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, BHXH TP.HCM là một trong những địa phương có số người nhận BHXH một lần khá cao. Việc tự rời khỏi hệ thống BHXH không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội.

 

 

Xem thêm: lmth.529489-nal-tom-hxhb-tur-iougn-maig-hcac-taux-ed-nad-iougn/cod-nab/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người dân đề xuất cách giảm người rút BHXH một lần”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools