vĐồng tin tức tài chính 365

Mở lòng hơn nhờ kịch ứng tác

2021-05-16 10:58
Mở lòng hơn nhờ kịch ứng tác - Ảnh 1.

Thanh Vân (hàng đầu bên trái) đang hướng dẫn các học viên trong lớp Kịch ứng tác - Ảnh: T.V.

Với Vân, kịch ứng tác không chỉ mang lại tiếng cười mà còn đem đến những thay đổi tích cực về mặt tâm lý cũng như khả năng chữa lành tâm hồn.

Làm thêm không lương để học

Năm 2017, Thanh Vân nhận học bổng toàn phần Fulbright và đến New York (Mỹ) học thạc sĩ truyền thông trong 2 năm. 

Thời điểm ấy, bạn đang là một YouTuber được yêu thích với kênh Vân Possible, có hàng trăm ngàn lượt theo dõi. Do công việc liên quan đến video và âm thanh nên lần du học này là cơ hội để Vân phát triển con đường truyền thông mình yêu thích.

Sau khi tốt nghiệp, một người bạn là MC Đài truyền hình tại New York gợi ý Vân thử học kịch ứng tác vì "chắc nó sẽ hợp với bạn lắm". Vân nghe theo và cảm nhận ban đầu là... khá khó. 

Bạn từng tự hỏi làm sao không có kịch bản, không bàn trước với nhau mà diễn viên có thể hiểu ý và diễn quá hay như thế?

Là người thích đào sâu, tìm hiểu đến cùng nên thay vì về nước như kế hoạch, Vân ở lại thêm một năm để học thể loại kịch này. New York khá đắt đỏ, vì thế tự túc chi phí sinh hoạt với bạn không hề đơn giản. Hơn nữa, Vân còn quyết định học cùng lúc 2 trường "top" đầu tại New York dạy về kịch ứng tác.

"Mỗi trường theo một trường phái và kỹ thuật dạy khác nhau nên mình muốn học tất cả để hiểu ngọn ngành môn nghệ thuật đam mê", Vân bộc bạch. Để có tiền học, bên cạnh công việc làm thêm, Vân làm không lương trong nhà hát để đổi lấy giờ học. 

Từ 17h đến nửa đêm, cô gái người Việt đứng bán vé, bán nước, dọn ghế, quét nhà. Chỗ ở xa nơi làm, mỗi ngày Vân mất 2 tiếng trên tàu điện ngầm để đi, về.

"Có những đêm đi làm về khuya, mình bị kẻ xấu gí dao hoặc tấn công khi say xỉn. Đi làm về trễ, tuy mệt nhưng rất vui vì trong giờ làm được nghỉ một tiếng để xem những vở diễn ứng tác. 

Có lần xem xong, tim mình vỡ òa trên đường về vì cảm thấy quá tuyệt vời. Kịch ứng tác "kéo" mọi người xích lại gần nhau bằng những câu chuyện chân thành, hóm hỉnh. 

Người diễn trên sân khấu cố gắng kể lại câu chuyện mà họ không được bàn trước. Khán giả và diễn viên cùng khám phá những tình tiết, nội dung trong từng phút giây. Đó là vẻ đẹp của sự ngẫu hứng và hợp tác!" - Vân nhớ lại. 

Đam mê, kiên trì nên dù là người nước ngoài duy nhất trong lớp học, Vân thường được giáo viên khen ngợi và lấy làm gương vì nét diễn chân thật của mình.

"Khi bạn là người không rành cả ngôn ngữ và văn hóa bản địa bằng người ta, điều duy nhất bạn có thể làm là bình tĩnh và chân thật nhất" - Vân giải thích.

Diễn kịch ứng tác chính là thể hiện những suy nghĩ chân thật và cảm xúc hồn nhiên nhất của mình.

Trần Thanh Vân

Hướng đến giá trị tốt đẹp

Tháng 8-2020, vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Vân về Việt Nam, tiếp tục học trực tuyến. Lệch múi giờ, thời gian học rơi vào 5h sáng ở Việt Nam nhưng bạn vẫn dậy sớm để theo dõi. "Kịch ứng tác làm mình thay đổi rất nhiều. Bản thân thấy hạnh phúc, yêu thương và tử tế hơn. Do vậy, mình muốn chia sẻ điều đó với người khác".

Nghĩ là làm, tháng 12-2020 Vân quyết định mở lớp chia sẻ môn học mới này. Thông báo trên Facebook chưa đầy nửa ngày, 2 lớp với 32 học viên đã đăng ký. 

Đến nay, những học viên đầu tiên đã tốt nghiệp trình độ 1, đang tiếp tục trình độ 2. Nhiều học viên nhà ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) hay tỉnh Bình Dương vẫn đến lớp đúng giờ, đều đặn.

Là bộ môn nghệ thuật còn khá mới ở Việt Nam, người học bài bản không nhiều nên Vân gần như là người tiên phong. Bạn cảm thấy quá may mắn khi biết đến môn học và sống ngay "thủ phủ" của nó, cũng như có thể hòa nhập về ngôn ngữ và văn hóa để hiểu sâu về kịch ứng tác. Lúc dạy, bạn luôn linh hoạt vận dụng kiến thức, "Việt hóa" phù hợp với người học.

Thịnh Trần Vĩnh Sinh (28 tuổi, nhân viên thiết kế) cho biết dù mới theo lớp thời gian ngắn nhưng bản thân học được nhiều điều. 

Công việc làm thiết kế nên Sinh ít có cơ hội giao tiếp, bày tỏ ý kiến. Đến với lớp học kịch, Sinh thoải mái nói ra suy nghĩ thật mà không bị phán xét, được lắng nghe và cũng biết cách lắng nghe hơn. "Sau mấy tháng học, mình tự tin, phản xạ tốt và linh hoạt hơn. Trong cuộc sống hằng ngày, mình cũng tập được tính lắng nghe, cố gắng hiểu và tôn trọng ý kiến người khác" - Sinh bày tỏ.

Ngoài giúp ích cho giao tiếp, ứng biến nhanh nhạy thì một số bạn bị sang chấn tâm lý, tổn thương, đến với lớp học sẽ thấy thoải mái hơn khi có môi trường tin cậy, an toàn để chia sẻ. 

Bên cạnh đó, nhiều thói quen chưa tốt sẽ dần thay đổi, như: nói lấn lướt người khác, nghe để trả lời chứ không phải bày tỏ thái độ phản ứng ngay khi chưa hiểu hết người đối diện...

"Tôi tin mỗi người đều có một tâm hồn thiện và đẹp. Nếu mình cho người ta môi trường an toàn để được là chính mình, sẽ không ai tấn công nhau cả" - Vân nói.

Trần Thanh Vân tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế. Khi còn đi học, Vân thường xuyên đại diện thanh niên Việt Nam tham gia giao lưu quốc tế, thi hùng biện, tham dự hội thảo ở nước ngoài...

Tốt nghiệp, Vân làm marketing trong ngành báo chí và âm nhạc, là một YouTuber, người dẫn chương trình song ngữ. Năm 2017, Vân sang Mỹ học truyền thông. Hiện nay ngoài dạy kịch, Vân còn làm podcast Tâm Lý Ơi, được rất nhiều bạn trẻ tin nghe.

Kịch ứng tác (Improvisation comedy) là môn nghệ thuật hài kịch mà không có kịch bản, đạo cụ, trang phục biểu diễn hay bất cứ sự chuẩn bị trước nào. Người diễn viên sẽ lập tức lấy cảm hứng từ gợi ý hoặc câu chuyện của khán giả để có màn biểu diễn hài kịch ngẫu hứng, thú vị.

9X tìm ra vật liệu hấp phụ kháng sinh trong nước thải nhận học bổng tiến sĩ9X tìm ra vật liệu hấp phụ kháng sinh trong nước thải nhận học bổng tiến sĩ

TTO - Nghiên cứu thành công vật liệu có khả năng hấp phụ tới 98% kháng sinh trong nước thải ở năm 3 đại học, bài báo khoa học của Nguyễn Ngọc Trung được tạp chí quốc tế uy tín thuộc nhóm Q1 đăng. Anh vừa nhận học bổng toàn phần làm tiến sĩ ở Úc.

Xem thêm: mth.24583459151501202-cat-gnu-hcik-ohn-noh-gnol-om/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở lòng hơn nhờ kịch ứng tác”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools