vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ về tàu sân bay?

2021-05-16 12:59

Trung Quốc có kế hoạch sẽ bổ sung thêm nhiều tàu sân bay cỡ nhỏ và triển khai ít nhất sáu nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035, do đó việc duy trì số lượng từng loại tàu phù hợp là rất quan trọng, tờ South China Morning Post đưa tin.

Gia tăng số lượng tàu sân bay

Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc sẽ có thêm khoảng 100 tàu chiến mới vào năm 2030, nâng tổng số tàu chiến lên khoảng 425 tàu.

Theo SCMP, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng cường số lượng tàu chiến chính là để bắt kịp Mỹ. Hiện, Mỹ sở hữu tổng cộng 11 tàu sân bay, nhiều hơn Trung Quốc chín chiếc. Số lượng tàu tấn công đổ bộ của Mỹ cũng nhiều hơn Trung Quốc đáng kể.

Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ về tàu sân bay? - ảnh 1
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên cho biết, chiến lược của chính quyền Bắc Kinh sẽ không chỉ dừng lại ở số lượng tàu, mà còn đảm bảo chi tiêu cân bằng giữa các tổ hợp hạm đội, tránh đầu tư quá tốn kém vào chỉ một hạm đội. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đã đưa vào biên chế tàu đổ bộ tấn công Type 075 đầu tiên được sử dụng như một tàu sân bay cỡ nhỏ.

Theo các báo cáo, các tàu hải quân mới sẽ bao gồm bốn tàu sân bay cải tiến, một số tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm chiến lược mới, cũng như các tàu đổ bộ tấn công Type 076 được trang bị hệ thống phóng điện từ.

Việc tăng cường tàu chiến cùng với sáu nhóm tàu sân bay làm dấy lên nhiều lo ngại về việc liệu Trung Quốc có áp dụng chiến lược toàn cầu giống như Mỹ và Liên Xô. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nga đã chế tạo hơn 200 tàu ngầm hạt nhân để chống lại các tàu sân bay của Mỹ. 

Theo SCMP, Hải quân Trung Quốc vốn dĩ không có mục đích đó và chỉ đơn giản là để đánh giá số lượng các nhằm đảm bảo chúng đủ để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Trung Quốc gặp khó khi chạy đua với Mỹ

Nhà quan sát quân sự Trung Quốc Antony Wong Tong cho biết việc xây dựng một hạm đội ngang sức là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với tất cả các cường quốc trên thế giới. Theo ông, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô là do chiến lược tàu ngầm hạt nhân của nước này quá tốn kém.

Ông Wong nhấn mạnh: “Trung Quốc cũng không thể thực hiện tương tự chiến lược tác chiến tàu sân bay của Mỹ được vì nước này có những căn cứ hải quân khổng lồ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - bao gồm các căn cứ Guam, Diego Garcia ở Ấn Độ Dương và trụ sở Hạm đội 7 ở Yokosuka, Nhật Bản. Điều đó giúp nước Mỹ hình thành vòng cung ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy”.

“Khác với các tàu chiến trên biển khác, tàu sân bay và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân phải cần đến các cảng chuyên dụng để hỗ trợ và bảo trì cho những chuyến đi dài. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên và duy nhất ở Djibouti” - ông nói thêm.

Ông Wong cho biết chính quyền Bắc Kinh đã lên kế hoạch thiết lập các căn cứ quân sự ở Myanmar, Pakistan và một vài quốc gia châu Phi, nhưng tiến độ đã bị trì trệ trong hai thập niên qua.

Theo ông, bên cạnh Lý thuyết mối đe dọa Trung Quốc, chính sách “ngoại giao chiến lang” cũng đã khiến nhiều nước hoài nghi về tham vọng đằng sau sự bành trướng của chính quyền Bắc Kinh.

Trong nỗ lực tiến lên “Hải quân biển xanh” của Hải quân Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã điều chỉnh chính sách quân sự vào năm 2015, làm gia tăng thêm căng thẳng đối với hoạt động phòng thủ cũng như bảo vệ vùng biển ngoài khơi.

Ông Collin Koh - nhà nghiên cứu tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore - cho biết rằng cả việc phòng thủ và bảo vệ vùng biển ngoài khơi đều nắm giữ tầm quan trọng như nhau. Việc trở thành “Hải quân biển xanh” thực sự chỉ có thể được thực hiện thông qua việc tăng cường các kỹ năng của Hải quân Trung Quốc cũng như tập trung cải tiến các tàu sân bay.

Theo SCMP, Hải quân Trung Quốc có hai tàu sân bay hiện đang hoạt động là Liêu Ninh và Sơn Đông. Tàu sân bay thứ ba - được trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ - dự kiến sẽ được biên chế trong năm nay.

Cựu giảng viên Học viện Hải quân Đài Loan Lu Li-shih cho biết: “Các tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc hiện không thể cạnh tranh với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ. Và tất nhiên, trong tương lai, chính sách quốc phòng của Bắc Kinh sẽ rõ hơn khi đại lục tiết lộ chi tiết về tàu sân bay thế hệ cải tiến thứ ba”.


Xem thêm: lmth.914589-yab-nas-uat-ev-ym-iov-hnart-hnac-eht-oc-couq-gnurt/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc có thể cạnh tranh với Mỹ về tàu sân bay?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools