vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ tịch Bamboo Capital: Tổng sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2023 đạt 2.000 MW và sẽ IPO mảng năng lượng ở thị trư

2021-05-18 03:45

Trong ĐHCĐ 2021, Công ty Cổ phần Bamboo Capital (BCG) đã ‘chơi lớn’ khi đưa ra một kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng cho năm 2021: doanh thu thuần hợp nhất 5.375 tỷ đồng (tăng 289,76% so với năm 2020); lợi nhuận trước thuế: 1.007,9 tỷ đồng (tăng 302,5% so với năm 2020); lợi nhuận sau thuế: 806,4 tỷ đồng (tăng 302,7% so với năm 2020). Dự kiến tỷ lệ chia cổ tức sẽ tăng lên 12%.

Dự kiến, 3 mảng chính là bất động sản, xây dựng và năng lượng sẽ là nguồn thu chính cho BCG trong năm 2021. Cụ thể, kế hoạch lợi nhuận của mảng bất động sản là 640 tỷ đồng, mảng xây dựng là 280 tỷ đồng và mảng năng lượng là 266 tỷ đồng.

Mặc dù là mảng ‘trẻ nhất’ của BCG – khi mới ra đời khoảng 3 năm, nhưng có thể thấy, năng lượng tái tạo đang ngày càng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của tập đoàn này. Với tư duy đầu tư nhanh nhạy, quyết liệt, Bamboo Capital đang là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Không như các doanh nghiệp khác, BCG đầu tư dàn trải – chủ yếu ở miền Tây và không có bất cứ dự án nào tại điểm nóng Phan Rang – Phan Thiết. Dự án BCG-CME 1 của họ là nhà máy điện mặt trời đầu tiên ở tỉnh Long An được hòa vào lưới điện quốc gia; còn dự án Phù Mỹ là nhà máy điện mặt trời lớn nhất tỉnh Bình Định.

Hiện BCG đang vận hành 4 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất khoảng 502,4 MWp; đang thi công 3 nhà máy điện mặt trời trên biển ở miền Tây, có 1 dự án điện mặt trời ở Gia Lai đã được phê duyệt và 3 dự án điện mặt trời khác đang trong thời gian chờ phê duyệt.

Mục tiêu đến năm 2023, tổng sản lượng phát điện trong danh mục BCG đạt 2.000 MWp

"Bamboo Capital vừa hoàn tất đóng điện nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1, 2 và 3 tại Bình Định có tổng công suất 330 MW tổng đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng và nhà máy điện mặt trời VNECO Vĩnh Long công suất 49 MW tổng đầu tư 920 tỷ, dự án điện mặt trời áp mái với tổng công suất 46 MW tổng đầu tư 720 tỷ đồng.

Trong năm 2021, BCG sẽ đầu tư tiếp các dự án điện mặt trời trang trại 500 MW, điện mặt trời áp mái 200 MW, điện gió ngoài khơi 500 MW, điện gió trên bờ. Đặc biệt, chúng tôi sẽ nghiên cứu phát triển các dự án điện khí LNG. Mục tiêu đến năm 2023, tổng sản lượng phát điện trong danh mục đạt 2.000 MW", Chủ tịch Nguyễn Hồ Nam chia sẻ về thực trạng mảng năng lượng tái tạo của Tập đoàn trong năm 2021.

Chủ tịch Bamboo Capital: Tổng sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2023 đạt 2.000 MW và sẽ IPO mảng năng lượng ở thị trường quốc tế - Ảnh 1.

Danh mục đầu tư năng lượng tái tạo hiện tại của BCG.

Ông cũng cho biết thêm, hiện tại, Chính phủ chưa có hướng dẫn về mức giá FIT sau ngày 31/10/2021. Thực tế, các dự án điện gió của BCG không phù hợp để hưởng chế độ giá trước thời hạn này. Họ vẫn đang cố gắng để tiến độ đấu nối điện gió có thể vào cuối quý II và quý III năm 2022 và một phần vào năm 2023. Vị Chủ tịch này tin rằng, Chính phủ sẽ có các động thái hỗ trợ doanh nghiệp điện gió. Giá điện gió năm 2022 được kỳ vọng sẽ không thay đổi nhiều so với năm 2021.

Hiện tại, sau khi đầu tư – xây dựng – vận hành 4 nhà máy điện mặt trời, thì mảng điện mặt trời không còn nhiều khó khăn với BCG; nhưng mảng điện gió trên mặt biển lại khác, họ vẫn là người mới.

"Ở Việt Nam, phần lớn dự án điện gió ngoài khơi thi công trên biển không đơn giản. Ở giai đoạn đầu một số dự án chúng tôi đang thi công, có thể nhìn thấy tiến độ chậm hơn dự kiến, nên chúng tôi đã sử dụng nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro này. Ví dụ như: sử dụng các tổng thầu thi công có khả năng huy động phương tiện chuyên dụng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã đánh giá các trạm và đường dây EVN để lùi thời gian nối điện ra ngoài vùng nóng, nhằm giảm áp lực. Tại dự án mức gió cao như ở Trà Vinh, chúng tôi sử dụng công nghệ cao hơn để giảm thời gian thi công và đạt chuẩn quốc tế, dù mức đầu tư cao hơn. Chúng tôi còn sử dụng Tracodi - công ty thành viên của mình, để đảm bảo tiến độ các hạng mục thi công khác", ông Nguyễn Hồ Nam tiết lộ.

Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam, thì trách nhiệm triển khai dự án, cơ sở hạ tầng đấu nối vẫn thuộc về chủ đầu tư. Nên chi phí đầu tư sẽ không thay đổi nhiều trong thời điểm này. Giai đoạn triển khai các nhà máy đầu tiên, chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài; giai đoạn 2 (giá FIT 2), nhà đầu tư nội địa cũng đã tham gia, một dự án có thể có đến 4-5 chủ đầu tư chính. Theo BCG, họ chính là một trong những nhà đầu tư lớn trong đó.

Từ đây đến năm 2025, BCG sẽ IPO mảng năng lượng ở thị trường quốc tế

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu, các dự án năng lượng tái tạo có vốn đầu tư rất cao. Song khi xây dựng xong rồi, thì chi phí vận hành chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Với 500 MW đã vận hành hiện nay, dòng tiền BCG thu về khoảng 1.200 tỷ đồng, trừ chi phí vận hành 10%, sau đó trừ trả nợ lãi thì còn lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Bamboo Capital: Tổng sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2023 đạt 2.000 MW và sẽ IPO mảng năng lượng ở thị trường quốc tế - Ảnh 2.

BCG-CME Long An 1 là nhà máy điện mặt trời đầu tiên của tỉnh Long An hòa lưới điện quốc gia.

Thế nên, cách làm của BCG là: lúc đầu chấp nhận chi phí vốn cao để thực hiện nhanh dự án sau đó tái tài trợ, thông qua làm việc với các định chế tài chính lớn. Năm nay, họ cũng dự định tái tài trợ để đẩy lãi suất vốn xuống.

Mục tiêu là đưa các dự án năng lượng ra IPO ở sàn nước ngoài, nhằm huy động vốn trên thị trường quốc tế từ nay đến 2025. BCG sẽ luôn tìm kiếm các nguồn tài trợ vốn trên thị trường quốc tế, để có nguồn vốn rẻ hơn với chi phí 7% trong khi huy động trong nước chi phí 10,5%. Tới đây sẽ có một số đối tác tham gia vào BCG Energy.

Tuy nhiên, không vì thế mà BCG không đoái hoài đến việc huy động vốn ở thị trường trong nước.

"Như đã báo cáo quý I/2021, tổng tài sản của BCG hiện đã lên 30.000 tỷ đồng và với tốc độ triển khai các dự án năng lượng - bất động sản, dự kiến tổng tài sản tăng lên hơn 40.000 tỷ đồng. Hiện nay, nguồn vốn đến từ trái phiếu, ngân hàng rất cân bằng với dự án, nhưng nguồn vốn tự có phải tăng lên để cân bằng hơn.

Cơ cấu vốn hiện tại của BCG đang tạo quan ngại với một số cổ đông và đối tác nên tôi tin rằng việc tăng vốn, cân bằng nguồn vốn tạo sự tin tưởng, sẽ rất tốt cho tất cả. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải tăng vốn lên hơn 5.000 tỷ đồng tương đương 15% tổng tài sản. Trong các chương trình tăng vốn có phát hành riêng lẻ.

Lợi nhuận năm 2021 lên hơn 800 tỷ đồng tăng gấp 4 lần trong khi vốn điều lệ tăng gấp đôi. Hiện tại, P/E của BCG chỉ khoảng 7 lần nên còn dưới giá trị, còn thấp so với mặt bằng chung", ông Nguyễn Hồ Nam thông tin thêm.

Hiện tại, có 3 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thương lượng với HĐQT BCG, đề đạt mong muốn mua toàn bộ gói phát hành riêng lẻ này. Quan điểm của Tập đoàn này là chọn 1 nhà đầu tư mang lại giá trị cao nhất cho BCG và cả lợi ích về thị giá trên thị trường. Họ dự kiến sẽ chốt deal này rất sớm, có thể trong quý II/2021.

Quỳnh Như

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.52994128171501202-et-couq-gnourt-iht-o-gnoul-gnan-gnam-opi-es-av-wm-0002-tad-3202-man-oav-oat-iat-gnoul-gnan-gnoul-nas-gnot-latipac-oobmab-hcit-uhc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ tịch Bamboo Capital: Tổng sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2023 đạt 2.000 MW và sẽ IPO mảng năng lượng ở thị trư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools