vĐồng tin tức tài chính 365

Cử tri TP.HCM bức xúc vụ lộ thông tin người dùng

2021-05-18 03:50

Chiều 17-5, các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đơn vị bầu cử số 2, quận 1, 3 và Bình Thạnh đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Bình Thạnh.

Đơn vị này gồm các ứng viên: Ông Đỗ Đức Hiển, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp; bà Nguyễn Thị Hiệp, Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM); ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM; Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM và bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận uỷ quận 1.

Cử tri TP.HCM bức xúc vụ lộ thông tin người dùng - ảnh 1
Cử tri Nguyễn Văn Tốt phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Phải bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân

Sau khi nghe tóm tắt tiểu sử và chương trình hành động của các ứng viên, cử tri quận Bình Thạnh đã đặt nhiều kỳ vọng đến các ứng viên quan tâm đến việc đấu tranh chống tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cử tri Nguyễn Văn Tốt đặt vấn đề liên quan đến vụ việc “hàng ngàn CMND bị rao bán trên mạng” mà Bộ Công an đang vào cuộc điều tra. Cử tri này cho rằng Luật An toàn thông tin mạng đã được Quốc hội thông qua năm 2018, Bộ Công an cũng đã có Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

“Tại sao hiện nay các vụ lộ thông tin cá nhân rất nhiều, nhất là số điện thoại. Những người bị lộ thông tin hàng ngày phải chịu tra tấn bởi nhiều cuộc gọi làm phiền không mong muốn, gọi quảng cáo… Cho nên vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân cần phải tốt hơn nữa, chứ không để tình trạng như vừa qua” – cử tri Tốt kiến nghị.

Cử tri TP.HCM bức xúc vụ lộ thông tin người dùng - ảnh 2
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM trả lời cử tri. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Trả lời vấn đề này, ứng viên Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, cho rằng việc ăn cắp thông tin người dùng là một loại hoạt động tội phạm. “Đặc biệt là tấn công mạng để ăn cắp thông tin và chiếm quyền rồi tống tiền” – ông Quang nói.

Theo ông Quang, năm nay công an TP.HCM đã tiếp nhận 225 vụ tội phạm công nghệ cao. Giải pháp ưu tiên hàng đầu mà ông Quang đưa ra là phòng ngừa, tuyên truyền để người dân am hiểu và cảnh giác với tội phạm tội phạm lừa đảo qua mạng.

Ông Nguyễn Sỹ Quang cho rằng nạn ăn cắp thông tin người dùng hiện nay rất phổ biến. Vì thế, ông đề nghị các doanh nghiệp cần phải bảo mật thông tin của khách hàng để không làm lộ thông tin của người dân như vụ hàng nghìn CMND của người dân bị lộ, rao bán trên mạng vừa qua.

Một giải pháp khác mà ông Quang cũng nhấn mạnh đến là cần phải xây dựng các luật và chế tài nghiêm khắc hơn. Ông cho biết vừa rồi Bộ Công an có xây dựng nghị định về bảo vệ thông tin người dùng. “Nếu nghị định này ra đời sẽ góp phần giúp điều chỉnh, chế tài, đấu tranh và xử lý loại tội phạm này” – ông Quang nói.

Cuối cùng, để tăng cường đấu tranh với tội phạm công nghệ cao, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang cho biết Công an TP.HCM đã thành lập Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao. “Vì vậy khi gặp vấn đề gì, bà con phải tố giác ngay với công an địa phương và công an TP để xử lý kịp thời” – ông Quang nói.

Cử tri TP.HCM bức xúc vụ lộ thông tin người dùng - ảnh 3
Ứng viên Đỗ Đức Hiển trả lời cử tri. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Cử tri lo ngại quảng cáo, lôi kéo đầu tư tiền ảo

Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận Bình Thạnh cũng quan tâm đến các vụ mua bán, đầu tư tiền ảo. Cử tri Lê Thị Phương Dung cho rằng thời gian qua có một số nghệ sĩ nổi tiếng quảng cáo đồng tiền ảo bị cho là liên quan đến tổ chức lừa đảo. Một số đối tượng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người đầu tư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

“Tôi đã tiếp xúc với một số người, họ đã mất một số tiền rất lớn khi bị người khác lôi kéo đầu tư vào tiền ảo, mất toàn bộ số tiền tiết kiệm mà họ dành dụm cả đời” – bà Dung nói và đề nghị hai ứng viên quan tâm xử lý hành vi này.

Chia sẻ với cử tri, ứng viên Đỗ Đức Hiển cho biết hiện nay Nhà nước chưa cho phép lưu hành tiền điện tử, tiền ảo. Do vậy, khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức 50-100 triệu đồng.

“Như vậy cơ sở pháp lý đã có, không cho phép các đối tượng kinh doanh tiền ảo, tiền điện tử” – ông Hiển nói và nêu thêm một số quy định khác liên quan đến xử phạt hành vi cung ứng và sử dụng tiền ảo. Trong đó người nào có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán gây thiệt hại về tài sản 100-300.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù sáu tháng đến ba năm.

Còn về quảng cáo tiền ảo, ông Đỗ Đức Hiển cho biết Nghị định 38/2021 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo thì quảng cáo tiền ảo, tiền điện tử là bị cấm.

Xem thêm: lmth.138589-gnud-iougn-nit-gnoht-ol-uv-cux-cub-mchpt-irt-uc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cử tri TP.HCM bức xúc vụ lộ thông tin người dùng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools