Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cộng với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 dẫn đến tình trạng thiếu hụt linh kiện điện tử và chip bán dẫn. Ô tô là một trong những ngành bị ảnh hưởng khá nặng nề vì thiếu chip.
Xe chậm giao cho khách
Đại diện hãng xe Thaco đang sản xuất, lắp ráp nhiều thương hiệu ô tô tại Việt Nam như Kia, Mazda… cho biết tình trạng thiếu chip ảnh hưởng ít nhiều đến công ty. Thiếu chip sẽ dẫn đến tình trạng chậm trễ nhất định trong hoạt động sản xuất, chậm giao xe cho khách hàng trong thời gian tới.
“Đặc biệt, những mẫu xe đang được khách hàng đặt nhiều như Kia Seltos do thiếu chip nên các đại lý phải kéo dài thời gian hẹn giao xe cho người mua” - đại diện Thaco nói.
Chủ một đại lý kinh doanh ô tô nhập khẩu ở TP.HCM cũng thừa nhận mẫu xe điện xăng nhập từ Thái Lan đang hút khách là Toyota Corolla Cross dù chưa có thông báo cụ thể về tình trạng thiếu chip nhưng lượng xe nhập về rất ít. Chính vì vậy, đại lý phải hẹn khách đã đặt cọc ít nhất hai tháng mới có thể giao xe.
Hai hãng xe Mitsubishi Việt Nam và Suzuki Việt Nam mới đây đều đã thông báo cho các đại lý về việc chậm giao xe do việc thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn và một số linh kiện điện tử.
Công nhân làm việc trong Nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda. Ảnh: QUANG HUY
Theo đó, Mitsubishi Việt Nam cho biết phải sau 20 ngày làm việc mới có thể tiếp tục giao xe cho nhà phân phối để bán cho người tiêu dùng. Các mẫu xe chậm giao gồm có Mitsubishi Xpander, Outlander lắp ráp trong nước và Attrage nhập khẩu từ Thái Lan.
Còn hãng Suzuki Việt Nam thông báo do thiếu linh kiện nên nhà máy của hãng tại Indonesia phải cắt giảm sản xuất. Vì thế, dự kiến số lượng mẫu xe XL7 và Ertiga nhập khẩu trong ba tháng tới đây (từ tháng 5 đến tháng 7-2021) sẽ bị hạn chế.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, mỗi chiếc xe chạy xăng có tới vài chục đến hơn trăm chip bán dẫn. Rất nhiều bộ phận của ô tô từ động cơ, phun xăng, hệ thống lái, phanh… đều có chip.
Tuy nhiên, khủng hoảng thiếu chip đối với xe chạy xăng, dầu không ảnh hưởng nhiều vì các hãng xe thường có kế hoạch chuẩn bị lượng chip cho sản xuất khoảng 1-2 năm. Riêng đối với những mẫu xe điện xăng hoặc xe điện sẽ ảnh hưởng nhiều vì những xe này cần lượng chip rất lớn. “Xe điện và nhất là xe tự hành sử dụng hàng ngàn chip điện tử trên mỗi xe” - ông Đồng cho biết.
Nguy cơ thiếu xe, giá tăng
Trước lo ngại ô tô có thể khan hiếm hàng và tăng giá trong thời gian tới vì thiếu chip, đại diện hãng Thaco khẳng định việc thiếu chip khiến chậm tiến độ bàn giao xe cho khách hàng nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất. Vì thế, giá ô tô do hãng sản xuất, lắp ráp sẽ không thay đổi.
Ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô, cũng nhận định rằng các hãng xe sẽ khó tăng giá xe dù tình hình thiếu chip ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Lý do là trong bối cảnh dịch bệnh, các hãng xe đang tìm cách kích cầu, giảm giá xe để giải phóng hàng tồn nên khó có chuyện tăng giá.
Tuy nhiên, một số đại lý kinh doanh ô tô cho rằng việc thiếu chip sẽ khiến nhiều mẫu xe nhập khẩu và lắp ráp trong nước phụ thuộc vào nguồn linh kiện nhập khẩu bị ảnh hưởng, nhất là chip và linh kiện điện tử. Điều này sẽ tác động tới kế hoạch vận hành sản xuất, kinh doanh của hãng xe.
Ngoài ra, các hãng ô tô cũng giống như các ngành khác gặp khó vì giá nguyên liệu, thiết bị, linh kiện đầu vào và giá cước vận tải tăng. Hệ quả là giá nhiều mẫu xe có thể tăng giá trong thời gian tới.•
t là chip và linh kiện điện tử. Điều này sẽ tác động tới kế hoạch vận hành sản xuất, kinh doanh hãng xe.
Ngoài ra, các hãng ô tô cũng giống như các ngành khác gặp khó vì giá nguyên liệu, thiết bị, linh kiện đầu vào và giá cước vận tải tăng. Hệ quả là giá nhiều mẫu xe có thể tăng giá trong thời gian tới.
Những người quyết định mua xe trong thời gian tới có thể phải trả rất nhiều tiền so với năm trước.
Cơn sốt giá xe trên toàn cầu Sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng đã khiến xe mới lẫn xe cũ trên thị trường thế giới đang tạo ra một cơn bão hoàn hảo đẩy giá tăng mạnh. Theo hãng nghiên cứu thị trường JD Power, tùy từng loại xe, giá đang tăng từ 5% đến 25%. Cơn sốt tăng giá chưa có dấu hiệu dừng lại và dự báo đỉnh điểm đà tăng sẽ rớt trong quý II năm nay. Hầu hết các hãng xe đều báo cáo giá giao dịch bình quân tăng từ hàng ngàn USD cho đến hàng chục ngàn USD mỗi xe. Chẳng hạn, General Motors đã tăng giá bình quân lên mức 3.500 USD. Theo các chuyên gia, giá ô tô tăng cao đầu tiên là do nhu cầu gia tăng mạnh, trong khi hàng tồn kho của các hãng xe đang ở mức thấp nhất. Nhiều nơi mở cửa làm việc trở lại sau dịch, trong khi người tiêu dùng nắm trong tay lượng tiền lớn từ việc trợ cấp nên mua xe nhiều hơn. Bên cạnh đó, do lãi suất thấp khiến người tiêu dùng đã quyết định chi tiêu mạnh hơn cho các dòng xe hạng sang. Trong khi đó, các hãng xe đang rơi vào tình trạng không có con chip để sản xuất. Chưa hết, các hãng xe cũng bắt đầu thấy thiếu hụt các loại phụ tùng, thậm chí lốp xe và nhựa trên các cơ phận. Công ty nghiên cứu AutoForecast Solutions cho hay các nhà sản xuất ô tô buộc phải cắt giảm hơn 1,2 triệu xe ở Bắc Mỹ do không đủ chip để sử dụng cho hệ thống an toàn, phanh và động cơ. Hiện nay tình trạng thiếu hụt chip đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều hãng ô tô tại Mỹ, trong đó nhiều nhà máy phải đóng cửa. Nhiều giám đốc điều hành các hãng xe lớn trên thế giới cùng nhận định thiếu chip sẽ trở nên tồi tệ hơn trong quý II-2021. Điều này có thể tác động thêm đến hàng tồn kho và khiến giá tăng cao hơn nữa. PHƯƠNG MINH (Theo CNN, Car and Driver) |