Harveer Singh, một dân làng 65 tuổi mắc COVID-19, được chữa trị dưới cây ở làng Mewla Gopalgarh, bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ hôm 16-5 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters ngày 17-5 có bài viết về tình hình COVID-19 nghiêm trọng ở Ấn Độ buộc người bệnh phải nằm dưới gốc cây chữa trị.
"Tại một ngôi làng ở miền bắc Ấn Độ bị nhấn chìm trong đại dịch COVID-19, người bệnh nằm trên những chiếc giường nhỏ dưới gốc cây, còn chai truyền dịch treo trên cành cây. Những con bò gặm cỏ xung quanh, trong khi ống tiêm và những vỏ thuốc rỗng nằm ngổn ngang trên mặt đất" - Reuters mô tả.
Câu chuyện trên được ghi nhận tại làng Mewla Gopalgarh ở bang Uttar Pradesh, bang đông dân nhất của Ấn Độ, nằm cách thủ đô New Delhi khoảng 90 phút lái xe. Không có cơ sở y tế nào ở làng Mewla Gopalgarh.
Có một bệnh viện công gần đó, nhưng cơ sở này không còn giường trống. Người dân trong làng nói rằng họ không có đủ tiền để đến các phòng khám tư.
Thay vào đó, các thầy thuốc trong làng đã lập một phòng khám ngoài trời. Tại đây, họ phát chai truyền dịch và một số loại thuốc cho những bệnh nhân có triệu chứng của bệnh COVID-19.
Một số người tin rằng việc nằm dưới cây neem - một loại cây được dùng làm thuốc chữa bệnh - sẽ làm tăng nồng độ oxy. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ sở khoa học chứng minh cho niềm tin này.
"Khi mọi người thấy khó thở, họ đi dưới tán cây để tăng nồng độ oxy" - ông Sanjay Singh, con trai của một cụ ông 74 tuổi vừa qua đời cách đây vài ngày sau khi bị sốt, cho biết.
Ông Singh nói rằng cha ông không được xét nghiệm và tử vong chỉ sau hai ngày. "Mọi người đang chết dần và không có ai chăm sóc chúng tôi" - ông Singh chia sẻ.
Theo Hãng tin Reuters, nhiều bệnh viện ở Ấn Độ đang đối diện với tình trạng thiếu oxy y tế và giường bệnh, trong khi các địa điểm hỏa táng bị quá tải. Nhiều trường hợp thi thể bệnh nhân COVID-19 đã bị thả xuống sông Hằng.
Đến nay nước này đã ghi nhận tổng cộng hơn 25 triệu ca nhiễm, cao thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, và 278.751 ca tử vong do COVID-19 (theo trang Worldometers lúc 7h40 sáng 18-5).
TTO - Dù ca nhiễm đã giảm so với hồi đầu năm nhưng dịch COVID-19 ở Mỹ chưa thể kết thúc một sớm một chiều. Các chuyên gia lo ngại biến thể virus corona sẽ làm đảo chiều thành công chống dịch thời gian qua của nước này.
Xem thêm: mth.21333837081501202-irt-auhc-ed-yac-ioud-man-hneb-iougn-od-na-o-91-divoc/nv.ertiout