Trung Quốc đang đẩy nhanh các cuộc đối thoại trong hậu trường nhằm cố gắng gia nhập thỏa thuận thương mại lớn ban đầu được lập ra với mục đích loại bỏ Bắc Kinh và củng cố cho sức mạnh kinh tế cũng như thương mại của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo tin từ Bloomberg.
Quan chức các nước Australia, Malaysia, New Zealand và nhiều khả năng có cả các nước khác nữa đã có các cuộc đối thoại về mặt kỹ thuật với người đồng cấp Trung Quốc về chi tiết của hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bloomberg có được thông tin trên nhờ chia sẻ của quan chức 4 nước thành viên có hiểu biết sâu sắc về vụ việc, họ từ chối công bố danh tính bởi họ không được cấp quyền để bình luận về các cuộc đối thoại đó.
Vào tháng 2/2021, Trung Quốc công bố đã có các cuộc đối thoại không chính thức với một số các nước thành viên của CPTPP tuy nhiên không công bố chi tiết. Hiện chưa rõ Bắc Kinh đã thực hiện tiến độ các cuộc đối thoại này đến đâu, tuy nhiên nhiều người cho rằng Bắc Kinh nghiêm túc muốn gia nhập CPTPP. Quan điểm này được dựa vào bình luận trước công chúng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiều quan chức Trung Quốc khác trong năm ngoái.
Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của trung tâm thương mại châu Á (ATC) tại Singapore, bà Deborah Elms, khẳng định rằng Trung Quốc hẵn đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về việc gia nhập TPP nếu họ không nghiên cứu kỹ mọi chuyện và cảm thấy hài lòng với nó.
Hiệp định CPTPP vốn được phía Mỹ từng coi như một đối trọng để cân bằng với sức mạnh kinh tế lớn dần của Trung Quốc. Vào năm 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng Mỹ chứ không phải Trung Quốc nên viết lại quy tắc thương mại khu vực. Người kế nhiệm Donald Trump đã rút khỏi CPTPP vào năm 2017, Nhật là nước đi đầu trong việc hoàn tất việc ký kết CPTPP vào năm sau đó.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, ông Wang Wentao, khẳng định Trung Quốc đã có một số công tác chuẩn bị ban đầu và đã có các cuộc tiếp xúc không chính thức. Bộ trưởng từ chối bình luận về diễn biến của các cuộc đối thoại.
Nhiều nước thành viên CPTPP phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc, tuy nhiên việc hình ảnh của Trung Quốc đối với nhiều nước không mấy lạc quan sẽ có thể cản trở Trung Quốc gia nhập ngay từ ban đầu. Ngoài ra, phải kể đến một số vấn đề của phía Trung Quốc như vấn đề của việc sử dụng lao động, doanh nghiệp nhà nước và sự đối đầu kinh tế với Mỹ.
Nếu Trung Quốc thực sự gia nhập, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong khối và Trung Quốc sẽ củng cố được hơn nữa vị trí trung tâm thương mại và đầu tư của khu vực. Bắc Kinh hiện vốn đã đang dẫn đầu thỏa thuận thương mại khu vực khác được biết đến là RCEP, tuy nhiên nếu muốn gia nhập CPTPP, Trung Quốc sẽ cần phải có nhiều nhượng bộ hơn nữa và có được sự chấp thuận của 11 nước thành viên bao gồm Australia, Canada, Nhật và nhiều nước đồng minh của Mỹ.
Nhật Đăng
Nhịp sống doanh nghiệp
Xem thêm: nhc.50280338081501202-pptpc-pahn-aig-ed-gnod-nav-maht-ma-gnad-couq-gnurt-grebmoolb/nv.zibefac