Khối tài sản triệu người mơ
Sau nhiều năm, cuối cùng vụ ly hôn nghìn tỷ của ông chủ tập đoàn Trung Nguyên đã đi đến hồi kết.
Tổng tài sản được phân chia có giá trị hơn 7.900 tỷ đồng (quy đổi từ cổ phần ra tiền). Theo đó, bà Thảo được chia 3.245 tỷ đồng (40%), ông Vũ được chia 4.687 tỷ đồng (60%).
Khối tài sản mà bà Thảo nhận về gồm 7 bất động sản giá trị 375 tỷ đồng; tiền vàng ngoại tệ trị giá 1.764 tỷ đồng; toàn bộ tài sản tại Công ty Trung Nguyên International (Singapore) và hơn 1.300 tỷ đồng do ông Vũ thanh toán chênh lệch.
Bước ra khỏi cuộc ly hôn với nhà sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo với khối tài sản trong tay đã lọt Top 20 người giàu nhất Việt Nam.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo vượt qua nhiều doanh nhân lớn trên thị trường chứng khoán và chỉ đứng sau 5 nữ doanh nhân trong "top nữ" giàu nhất Việt Nam. Trong đó đứng đầu là bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO hãng hàng không Vietjet.
So sánh này chỉ mang tính tương đối, vì các doanh nhân còn các tài sản khác chưa được thống kê, định giá, gồm tiền mặt, vàng, ngoại tệ, và bất động sản.
Số tiền bà Lê Hoàng Diệp Thảo sở hữu gần tương đương tài sản trên sàn chứng khoán của "Nữ hoàng cá tra" Trương Thị Lệ Khanh - người sở hữu gần 43% vốn doanh nghiệp Vĩnh Hoàn (số liệu 2019); gấp đôi giá trị cổ phần mà nữ đại gia Chu Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nắm giữ.
Hàng loạt nữ đại gia, doanh nhân của Việt Nam cũng sẽ xếp sau bà Thảo về số tài sản sở hữu bao gồm nữ đại gia Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên); bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận; bà Nguyễn Thị Như Loan - "Bà trùm" tập đoàn Quốc Cường Gia Lai,…
King Coffee đạt doanh thu gần 1.500 tỷ mỗi năm.
Với con số siêu lớn 3.245 tỷ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo hoàn toàn có thể gây dựng lên một doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực tiêu dùng tại Việt Nam.
Đây là còn chưa kể bà Thảo đang sở hữu cho mình Trung Nguyên International - chủ thương hiệu King Coffee đạt doanh thu gần 1.500 tỷ mỗi năm.
Tham chiếu trên thị trường chứng khoán, tài sản được chia của bà Thảo đang nhỉnh hơn một chút so với giá trị của nhiều doanh nghiệp có tên tuổi.
Với 3.245 tỷ, bà Thảo có thể mua đứt (trên 50%) hàng loạt công ty tên tuổi khác bao gồm: Vinacafe Biên Hòa (vốn hóa 6.512 tỷ đồng), Mộc Châu Milk (5.940 tỷ đồng), PAN Group (5.185 tỷ đồng), …
Doanh thu của công ty này tăng trưởng ấn tượng và đạt gần 1.500 tỷ đồng năm 2019. Biên lợi nhuận gộp đạt trên 15% và đây là một công ty có lãi dù cho chỉ khoảng vài chục tỷ đồng.
Thanh Minh (Theo Nhịp sống kinh tế/Vietnamnet)