Lực lượng bí mật của quân đội Mỹ tham gia hoạt động trên khắp thế giới - Ảnh: AFP
Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ và Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về cuộc điều tra của Newsweek.
Trong bài điều tra đăng ngày 17-5, Newsweek cho biết lực lượng bí ẩn này, gồm lính đặc nhiệm, tình báo… tham gia nhiều hoạt động trong nước Mỹ và trên khắp thế giới. Họ có thể làm việc công khai hoặc bí mật, trên thực địa lẫn trên mạng, hoặc ẩn mình trong các doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó, khoảng một nửa bao gồm lính đặc nhiệm hoạt động tại nhiều quốc gia như Pakistan, Yemen, các nước Tây Phi và thậm chí cả Iran, Triều Tiên. Các nhóm tình báo tham gia thu thập thông tin, trong khi lực lượng công nghệ ngoài tham gia chiến tranh mạng, thu thập tình báo, còn thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng và thao túng mạng xã hội.
Cuộc điều tra của Newsweek kéo dài 2 năm, đánh giá 1.600 thông tin tuyển dụng và lý lịch, thực hiện các yêu cầu thông tin theo Luật tự do thông tin và phỏng vấn những người liên quan.
Khoảng 130 công ty được cho là có dính líu đến lực lượng này và hơn chục tổ chức chính phủ mà ít người biết giám sát các hoạt động của lực lượng này. Khoảng 900 triệu USD tiền thuế được chi cho các công ty để hỗ trợ đội quân bí mật, trong đó bao gồm việc làm giả tài liệu, hóa đơn thanh toán, xây dựng danh tính giả và các thiết bị nghe lén, chụp lén.
Nhiều ngân hàng và công ty tín dụng cũng được yêu cầu làm lơ khi đụng đến lực lượng này trong quá trình rà soát các hoạt động như lừa đảo, rửa tiền.
Thiệt bị theo dõi được gắn dưới đế giày và chân đèn - Ảnh: Newsweek
Chương trình bí mật của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng hỗ trợ các mật vụ với danh tính giả có thể vượt qua các hệ thống kiểm tra sinh trắc học, từ dấu vân tay cho đến nhận diện gương mặt, trong nước Mỹ lẫn nước ngoài.
Cuộc điều tra của Newsweek không chỉ hé lộ chỉ một đội quân bí mật mà còn là sai phạm của quân đội Mỹ.
"Không ai biết tổng quy mô của chương trình… Quốc hội chưa bao giờ tổ chức một phiên điều trần về chủ đề này. Tuy nhiên, việc quân đội đang phát triển lực lượng bí mật khổng lồ này thách thức luật pháp Mỹ, Công ước Geneva, quy tắc ứng xử quân sự và trách nhiệm cơ bản", tờ báo này viết.
Theo Newsweek, sự bùng nổ chiến tranh mạng của Lầu Năm Góc đã dẫn đến việc hàng ngàn điệp viên phải làm việc với nhiều danh tính giả khác nhau, một loại hoạt động bất chính mà Mỹ thường chỉ trích các gián điệp Nga và Trung Quốc.
Một điệp viên đeo mặt nạ hóa trang để khớp với danh tính giả - Ảnh: Newsweek
TTO - G. Gordon Liddy, một trong những nhân vật trung tâm của vụ bê bối nghe lén Watergate dẫn tới việc tổng thống Richard Nixon từ chức, đã qua đời ở tuổi 90, theo Washington Post.
Xem thêm: mth.82454200181501202-ioig-eht-pahk-iar-neiv-hnaht-000-06-tam-ib-nauq-iod-oc-ym/nv.ertiout