vĐồng tin tức tài chính 365

Đứng bấm điện thoại trong khi tài xế taxi vật lộn với tên cướp, đại úy công an có vi phạm pháp luật?

2021-05-18 17:54

Đại uý công an xử lý tình huống thiếu chuyên nghiệp

Hơn một ngày qua, dư luận cả nước đang xôn xao trước việc Đại uý Nguyễn Văn Lâm (SN 1985, công tác tại Công an xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đứng bấm điện thoại trong khi tài xế taxi hãng G7 là Nguyễn Trần Minh (SN 1976, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) đang vật lộn với tên cướp.

Trước sự việc trên, rất nhiều người đặt ra câu hỏi về việc vị Đại uý công an đứng bấm điện thoại có vi phạm quy định của pháp luật không?

Để giải đáp những thắc mắc trên, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Theo Luật sư Thơm, sự việc Đại úy Nguyễn Văn Lâm có mặt ở hiện trường nhưng không hỗ trợ tài xế taxi trấn áp tên cướp nguy hiểm mà chỉ đứng gọi điện thoại đã gây phản ứng xấu trong dư luận xã hội.

Đứng bấm điện thoại trong khi tài xế taxi vật lộn với tên cướp, đại úy công an có vi phạm pháp luật? - Ảnh 1.

Đại uý Lâm đứng bấm điện thoại trong khi tài xế taxi bị thương nặng vẫn vật lộn với tên cướp.

Với nghiệp vụ được đào tạo cơ bản, Đại úy Lâm hoàn toàn có thể ngay lập tức xông vào hỗ trợ tài xế taxi khống chế kẻ cướp.

Tuy nhiên, đại uý này đã xử lý tình huống thiếu chuyên nghiệp không vào khống chế mà đứng gọi điện thoại cho đơn vị cử người ra hỗ trợ.

Mặc dù lái xe taxi bị đối tượng đâm trọng thương vẫn cố gắng cùng một người thanh niên khác đi đường khống chế đến khi lực lượng công an xuất hiện bắt giữ đưa về trụ sở.

"Xem xét sự việc, lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Thanh Oai ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với Đại úy Nguyễn Văn Lâm - cán bộ Công an xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội) là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật...", Luật sư Thơm nói.

Công an đứng bấm điện thoại dân bắt cướp không vi phạm pháp luật

Theo quan điểm của Luật sư Thơm, việc Đại úy Nguyễn Văn Lâm đứng bấm điện thoại không giúp tài xế taxi bắt cướp không cấu thành tội phạm.

Bởi lẽ tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" là loại tội phạm có cấu thành vật chất. Nghĩa là buộc phải có hậu quả chết người xảy ra.

Tội phạm được thực hiện bằng không hành động.

Không cứu giúp là trường hợp người phạm tội thấy người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu giúp nhưng đã bỏ mặc dẫn tới nạn nhân bị chết như người lái thuyền, đò thấy người sắp chết đuối kêu cứu nhưng bỏ mặc không cứu…. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.

Đứng bấm điện thoại trong khi tài xế taxi vật lộn với tên cướp, đại úy công an có vi phạm pháp luật? - Ảnh 2.

Khu vực tài xế Minh bị Sáu đâm trọng thương.

"Xét hành vi của đại úy Nguyễn Văn Lâm là người có chuyên môn, nghiệp vụ và có trách nhiệm trong việc đấu tranh chống tội phạm đã không hỗ trợ cùng nạn nhân đang bị trọng thương cùng khống chế đối tượng phạm tội quả tang là hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác.

Do lái xe taxi không bị tử vong nên hành vi của đại úy Nguyễn Văn Lâm không cấu thành tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" theo Điều 132 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật...", Luật sư Thơm nói.

Vào chiều qua (17/5) Thượng tá Chu An Thanh - Trưởng Công an huyện Thanh Oai đã ký kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Đại uý Nguyễn Văn Lâm và điều chuyển công tác vị cán bộ này về đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an huyện Thanh Oai.

Trước đó, vào chiều ngày 16/5, Đặng Phạm Sáu bắt taxi hãng G7, biển kiểm soát 30A-388.xx do anh Nguyễn Trần Minh điều khiển, đi từ khu vực cầu Chương Dương về phía huyện Thanh Oai, mục đích về Thanh Hóa.

Khi đi đến đoạn đường Cienco 5 (thuộc địa phận xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) Sáu bất ngờ dùng dao mang theo đâm vào vùng ngực trái anh Minh. Bị đâm bất ngờ vào chỗ hiểm, nhưng anh Minh vẫn giằng co, vật lộn với Sáu.

Thời điểm anh Minh vật lộn với tên cướp Đại uý Nguyễn Văn Lâm cũng có mặt nhưng không hỗ trợ bắt cướp mà đứng gọi điện thoại.

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nhân chứng kể lại giây phút tài xế taxi vật lộn với tên cướp.

Xem thêm: mth.49024134181501202-taul-pahp-mahp-iv-oc-na-gnoc-yu-iad-pouc-net-iov-nol-tav-ixat-ex-iat-ihk-gnort-iaoht-neid-mab-gnud/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đứng bấm điện thoại trong khi tài xế taxi vật lộn với tên cướp, đại úy công an có vi phạm pháp luật?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools