Thành phố đã lập CII, bán cổ phần ra công chúng, nhiều người phải dậy từ 3h sáng xếp hàng tại sân vận động Quân khu 7 để mua cổ phần và CII đã huy động 1.000 tỉ đồng để mua quyền thu phí, thành phố thu về 1.000 tỉ đồng đầu tư dự án khác.
Đây là điển hình của hình thức xã hội hóa hạ tầng giao thông và huy động các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giai đoạn tới.
Nhưng nói đến giao thông, chỉ vốn xã hội hóa là chưa đủ, phải có vốn mồi từ ngân sách nhà nước. Và cơ hội này đã được mở ra khi trung ương ủng hộ trình Quốc hội tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM từ 18% lên 23% (tăng 5%).
Tính toán của đề án cho thấy mức tăng thêm 5%, từ năm 2022, sau bốn năm, ngân sách TP.HCM có thêm khoảng 75.000 tỉ đồng cho đầu tư hạ tầng, đồng thời số thu cho ngân sách nhà nước chuyển về trung ương không hề giảm đi mà còn tăng thêm hàng ngàn tỉ đồng.
Đơn giản là TP.HCM có thêm vốn mồi, thu hút được nguồn vốn xã hội, tăng phát triển sản xuất kinh doanh. Thống kê các năm qua cho thấy 1 đồng vốn ngân sách bỏ ra, TP.HCM có thể huy động được 10 đồng vốn xã hội. Và cứ 1 đồng chi ngân sách, TP.HCM sẽ thu ngân sách 5 đồng.
Đầu tư nhiều hơn cho TP.HCM cũng chính là bỏ vốn vào nơi sinh lãi cao nhất, đôi bên cùng có lợi, TP.HCM cũng được lợi, ngân sách trung ương cũng to hơn, nhiều hơn để chi cho các nhiệm vụ khác.
Nhưng điều quan trọng hơn, không chỉ TP.HCM, những đồng vốn để lại cho TP.HCM cũng kích thích được các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển, qua đó đóng góp thêm nhiều hơn cho trung ương. Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An... đều là những địa phương ăn nên làm ra, nhưng hiện vẫn phải chịu cảnh giao thông tắc nghẽn.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang đóng góp 46% GDP, 47% ngân sách quốc gia. Lộ thông, tài mới thông. Có thêm tiền, huy động thêm nguồn lực, đầu tư cho giao thông nhiều hơn, kết nối với TP.HCM tốt hơn, địa phương nào cũng ăn nên làm ra, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách. Tất cả cùng có lợi là thế.
Nhưng được lớn nhất sẽ thuộc về người dân và doanh nghiệp khi đi lại nhanh hơn. Không thể có bữa trưa miễn phí. Muốn có đường tốt, phải đầu tư lớn. Và muốn đi nhanh, đi êm, giảm được chi phí nhiên liệu, quay vòng xe và hàng hóa nhanh, phải trả tiền đường.
Thực ra, hiện nay người dân và doanh nghiệp đang phải trả rất nhiều "phí" khi đi trên đường cũ chật hẹp. Hằng ngày đều bị kẹt xe, tốn nhiên liệu, xe - tài xế - hàng hóa quay vòng chậm, cũng có nghĩa đồng vốn quay vòng chậm.
Một tài xế chạy 2 "tua"/ngày nếu đường thông thoáng và phải trả phí vẫn có lợi hơn là kẹt xe chỉ chạy được 1 "tua".
Như vậy, tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM sẽ thêm cơ hội cho TP.HCM đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, chống ngập nước, thêm bệnh viện, trường học... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân không chỉ TP.HCM mà cả khu vực khi tất cả các địa phương cùng đi lên, cùng khấm khá.
Một đề án tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM với đa mục tiêu, tất cả cùng có lợi là vì thế.
TTO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết ông ủng hộ xem xét việc TP.HCM đề xuất tăng tỉ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM.
Xem thêm: mth.61460408091501202-iol-oc-gnuc-ac-tat-mch-pt-ohc-ial-ed-hcas-nagn-gnat/nv.ertiout