“Tôi thà bị tra tấn bằng hình phạt còn hơn là đi làm vào ngày mai. Chúng ta cũng có thể hoàn thành công việc rất tốt khi sếp không ở đây”, đồng nghiệp của tôi đã nói vậy sau khi nghe được tin sếp sắp quay lại công ty sau hai tuần công tác.
Đây là suy nghĩ thông thường của các cấp dưới với người sếp như thế này. Tuy người sếp đó không phải người xấu nhưng anh ta chỉ làm và nói những điều không suy nghĩ trước. Điều đó sẽ làm các mối quan hệ trở nên tệ hơn.
Nếu bạn biết họ là người tốt, bạn có thể tha thứ cho những lời nói ngu ngốc của họ. Nhưng khi lời nói ngu ngốc cộng với việc quản lý nghiêm khắc của họ sẽ khiến bạn thấy khó chịu.
Tôi đã học và luyện tập khả năng lãnh đạo được hai thập kỷ trong quân đội và các công ty. Tôi nhận ra lời nói của người lãnh đạo có ý nghĩa rất lớn đối với tinh thần của nhân viên.
Ngay cả khi sếp không có ý gây hại, thì đôi lúc lời nói của họ có thể gây tổn thương tới bạn.
Dưới đây là một số sai lầm vô ý bằng lời nói cần tránh.
#1. "Hãy tin tôi" (Nói theo cách khác là "Đừng hỏi tôi")
Chắc chắn có một khoảng thời gian bạn chỉ làm mọi thứ theo lệnh. Đặc biệt là trong những lúc hỗn loạn hoặc trong một nhiệm vụ nào đó. Là một Thủy quân Lục chiến, chúng tôi biết rằng nên có thời gian và không gian cho bạn đóng góp ý kiến. Nhưng khi quyết định và nhiệm vụ được đặt ra, vai trò của bạn là biết và thực hiện nhiệm vụ của mình.
Mặt khác, bạn muốn nhân viên tự suy nghĩ và đưa ra những ý tưởng táo bạo. Một người sếp tốt sẽ luôn muốn mọi người cho anh biết anh đã sai chỗ nào. Một người sếp tốt là người đủ tự tin và khiêm tốn để chấp nhận ý kiến đóng góp từ những người không làm theo ý mình. Người sếp này mang lại hiệu quả cao vì họ luôn làm việc với những ý tưởng tốt nhất và thông tin chính xác nhất. Và họ sở hữu rất nhiều bộ não thông minh từ những nhân viên của mình.
Vì vậy, trừ khi bạn đang ra lệnh cho mọi người trong công việc hoặc cần sự giúp đỡ của họ, hãy giữ cho bản thân suy nghĩ rằng: "Đừng nghi ngờ sự khôn ngoan của người khác".
Một người sếp tốt sẽ nói rằng: "Đúng vậy, hãy cho tôi biết bạn không đồng ý điều gì. Có thể tôi sẽ không thay đổi quyết định của mình nhưng tôi sẽ lắng nghe. Một khi quyết định đã được đưa ra, xin hãy làm mọi thứ một cách tốt nhất".
#2. "Tôi chỉ làm điều đó vì bản thân tôi"
Không được! Xin đừng nói như vậy! Điều này mang lại nhiều điều gây hại. Đầu tiên, nó cho thấy bạn là người thiếu kiên nhẫn. Thứ hai, người đang làm việc cùng bạn dù là người không đủ năng lực hoặc thông minh thì vẫn đang tiếp thu những kỹ năng hướng dẫn tuyệt vời của bạn. Thứ ba, nó có nghĩa là bạn đang làm hết mọi công việc của họ. Thứ tư, nó cho thấy bạn không tin tưởng vào khả năng làm việc của người đó.
Nếu bạn giao nhiệm vụ cho ai đó, hãy để họ làm. Hãy tin họ và mong đợi thành công từ họ. Một khi nhiệm vụ được giao cho họ, đó là việc họ phải làm. Chỉ giúp đỡ khi họ thật sự cần. Ngay cả khi họ nói rằng họ cần, nhưng nếu việc không giúp đỡ khiến họ làm việc tốt hơn thì đừng giúp. Đặc biệt, đừng bao giờ được nhận lại nhiệm vụ bạn đã đưa ra khi chưa hoàn thành.
Đừng bao giờ kêu họ quay trở lại bàn làm việc với câu nói "Tôi sẽ tự làm".
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng nếu bạn làm như vậy sẽ mang lại hiệu quả hơn và tiết kiệm thời của bạn hơn. Tuy nhiên, khi bạn làm điều đó, đồng nghĩa với việc bạn đã đâm một nhát dao bằng lời nói vào sự nhiệt tình của họ và khiến tinh thần họ dần tiêu cực.
"Tôi biết bạn có thể làm được", đó là những gì bạn cần nói.
#3. "Thất bại không phải là lựa chọn"
Thất bại là sự lựa chọn khi mọi người phải làm việc trong sự căng thẳng, khi sự sáng tạo và những suy nghĩ không được thể hiện ra bên ngoài. Thất bại không được ưu tiên, nhưng nó là điều kiện cần có đầu tiên của sự thành công.
Chấp nhận thất bại và theo đuổi những điều tốt hơn là chiến lược quan trọng để thành công.
Khi bạn nói rằng thất bại không phải là sự lựa chọn mà bạn đã hướng dẫn cho họ, hãy tránh thu hút sự chú ý, tập trung làm việc và đừng suy nghĩ quá nhiều.
Điều bạn thực sự muốn nói là: "Chúng tôi cần phải thành công vì mọi người đang trông đợi vào chúng tôi".
Nhưng thay vì vậy, hãy nói: "Tôi muốn bạn cố gắng hết sức và nếu tất cả chúng ta làm được điều đó, tôi biết chúng ta có thể thành công".
#4. "Tôi đưa nó cho bạn vì tôi nghĩ bạn có thể xử lý được"
Nếu bạn có một nhân viên thông minh, bạn sẽ muốn giao cho họ nhiều trách nhiệm hơn. Có thể đó cũng là những gì họ muốn.
Nhưng bạn không thể giao cho họ quá nhiều công việc vì họ làm tốt mà không có thêm tiền, địa vị hay đặc quyền. Điều đó có thể gây tổn hại đến cuộc sống, gia đình, sức khỏe và những thứ quan trọng khác của họ
Tôi đã thấy việc này xảy ra rất nhiều lần. Một người quản lý dự án giỏi có tất cả công việc vì họ có thể hoàn thành nó.
Nhưng ba tháng sau, họ kiệt sức và xin nghỉ việc. Để lại công việc dang dở cho người sếp và người quản lý có năng lực thấp.
Ở đây có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà một người sếp tốt cần phải tôn trọng. Nếu ai đó tốt đến mức bạn muốn yêu cầu nhiều hơn ở họ, hãy thưởng nhiều hơn cho họ và luôn tôn trọng cuộc sống riêng của họ.
#5. "Chúng tôi ghi nhớ những sai lầm khi anh ta không chấp nhận"
Ngay cả khi đó chỉ là một lỗi nhỏ, đừng nên khiển trách nhân viên ở nơi công cộng. Kể cả bạn có nghĩ đó chỉ đơn giản là dạy cho họ một bài học. Phê bình là dành cho cá nhân, khen ngợi là dành cho công chúng.
Đừng quá chăm chăm vào những sai lầm trong quá khứ. Học cách tha lỗi, quên đi và bước tiếp. Mối quan hệ của bạn sẽ tốt đẹp hơn nếu đối phương hoặc nhân viên đó biết rằng bạn sẽ không mãi nhớ về sai lầm của họ.
Sự chỉ trích của công chúng là việc khiến họ cảm thấy xấu hổ, mất tinh thần và thiếu tôn trọng với những gì họ đã làm. Thêm vào đó, họ cảm thấy mình phải "giữ thể diện" hoặc chứng tỏ bản thân hết lần này đến lần khác.
Nếu bạn muốn một nhân viên luôn làm việc với tinh thần căng thẳng thì hãy ghi nhớ những sai lầm của họ.
Mộc Dương
Theo Medium