vĐồng tin tức tài chính 365

Kết thúc tranh cãi quyền quản lý phí bảo trì đường sắt 2.800 tỉ đồng

2021-05-20 03:26

Kết thúc tranh cãi quyền quản lý phí bảo trì đường sắt 2.800 tỉ đồng

Lan Nhi

(KTSG Online) - Thủ tướng đã quyết định giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ với việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), chứ không giao trực tiếp cho VNR như đề nghị của doanh nghiệp này.

Chính phủ quyết định giải ngân khoảng 2.800 tỉ đồng phí bảo trì đường sắt thông qua Bộ GTVT chứ không giao cho VNR quản lý trực tiếp. Ảnh minh họa: VNR

Hôm nay, 19-5, Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư. Theo đề nghị của Bộ GTVT, VNR và ý kiến của các Bộ Tài chính, Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng như căn cứ vào ý kiến của các Phó Thủ tướng, Chính phủ quyết định giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 với VNR trước ngày 24-5-2021.

Quyết định này của Thủ tướng chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài suốt mấy tháng qua giữa VNR với Bộ GTVT xung quanh việc đơn vị nào sẽ được quyền đặt hàng, giao ngân sách khoảng 2.800 tỉ đồng phí bảo trì đường sắt quốc gia năm 2021. VNR từ năm 2020 đến nay không đồng ý nhận đặt hàng quản lý, bảo trì đường sắt thông qua Bộ GTVT mà muốn trực tiếp nhận phần ngân sách này để điều hành.

Vấn đề xuất phát từ chuyện năm 2019 trở về trước Bộ GTVT là đơn vị quản lý trực tiếp VNR, doanh nghiệp được Nhà nước giao dự toán hằng năm khoảng 2.800 tỉ đến 3.000 tỉ đồng để duy tu, bảo dưỡng hạ tầng đường sắt. Doanh nghiệp này lại đặt hàng 20 công ty con là các công ty cổ phần thực hiện nhiệm vụ cho đến hết năm 2019.

Đến đầu năm 2020, Bộ GTVT không thể giao dự toán cho tổng công ty được nữa vì không phù hợp với Điều 49 của Luật ngân sách nhà nước. Theo quy định này, Bộ GTVT chỉ được giao dự toán và đặt hàng các doanh nghiệp thuộc bộ, trong khi VNR không còn là doanh nghiệp thuộc bộ này nữa.

Đến đầu năm 2020, do không giải ngân được số tiền này, VNR đã lên tiếng kêu cứu và đến tháng 4-2020, để giải quyết những khó khăn trong quá trình chuyển tiếp giữa các cơ quan quản lý và quy định của luật, Thủ tướng đã ra Nghị quyết đồng ý giao vốn bảo trì 2.800 tỉ đồng của năm 2020 cho VNR thực hiện như những năm trước.

Từ năm 2021 trở đi thì Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ GTVT chấp bút, trong đó có phần liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính là “Giao dự toán bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia” thì cả Bộ Tài chính và Bộ GTVT đều thống nhất quan điểm, việc bảo trì phải thực hiện theo Luật ngân sách. Như vậy, việc giao dự toán 2.800 tỉ nói trên cho VNR là không phù hợp với quy định. Số tiền này được đề xuất giao cho Cục Đường sắt Việt Nam quản lý, sử dụng để thực hiện đúng quy định của Luật ngân sách.

Trước đây, vì bên nào cũng đòi quyền quản lý phần dự toán ngàn tỉ nói trên nên các cuộc họp giữa Cục Đường sắt với VNR không thể đi đến thống nhất, dù số tiền 2.800 tỉ đồng từ ngân sách đã sẵn sàng.

Xem thêm: lmth.gnod-it-0082-tas-gnoud-irt-oab-ihp-yl-nauq-neyuq-iac-hnart-cuht-tek/664613/nv.semitnogiaseht.coaid

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kết thúc tranh cãi quyền quản lý phí bảo trì đường sắt 2.800 tỉ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools