Theo lý thuyết, Bitcoin sẽ được được khai thác đến những đồng cuối cùng vào năm 2140 với khoảng 21 triệu đồng trong lưu thông. Bởi vậy, nhiều người chơi tiền số cho rằng đồng tiền này là một loại tài sản tích trữ dài hạn và thậm chí có thể so sánh với vàng.
Tuy nhiên thực tế thì Bitcoin hoàn toàn đủ cho mọi người trên thế giới dùng và thật không may là nếu nó càng tăng giá thì số lượng đồng tiền có thể lưu hành trong lưu thông càng nhiều.
Để hiểu được tại sao Bitcoin không thực sự khan hiếm đến thế nếu nó càng tăng giá, hãy cùng nhìn lại một yếu tố chủ chốt cho bất cứ tài sản hay đồng tiền nào, đó là tính chia nhỏ (Divisibility). Trong giao dịch, các đồng tiền sẽ phải chia nhỏ được để thực hiện chức năng của nó.
Khi Bitcoin được xây dựng, nhằm tăng cường tính thực dụng của chúng khi giao dịch xuyên biên giới và hạn chế chi phí trung gian qua ngân hàng, đồng tiền này có thể chia nhỏ rất nhiều lần. Ví dụ 1 USD chỉ có thể chia thành 100 Cent nhưng Bitcoin thì có thể sẻ nhỏ thành 0,00000001 BTC, qua đó vô cùng hữu dụng trong các thanh toán nhỏ cũng như trao đổi xuyên biên giới với các ngoại tệ khác nhau.
Hệ quả của sự chia nhỏ này là Bitcoin càng tăng giá thì người dùng càng có thể dùng nhiều số lẻ của chúng để giao dịch thay vì hẳn 1 đồng Bitcoin. Mỗi 0,00000001 BTC được gọi là 1 Satoshis nhằm vinh danh người sáng lập bí ẩn của đồng tiền này là Satoshi Nakamoto.
Như vậy, theo lý thuyết 21 triệu đồng Bitcoin có thể trở thành 4 tỷ Satoshis trong lưu thông tiền tệ. Tuy nhiên do nhiều yếu tố như khả năng tính toán của hệ thống sổ cái Blockchain nên con số này có thể chỉ vào khoảng hơn 2 tỷ Satoshis.
Dẫu vậy, con số này cũng đã vô cùng lớn và nếu Bitcoin giữ ở mức giá cao, người tiêu dùng sẽ chỉ cần rất ít Satoshis để sử dụng trong thanh toán và chúng có thể chẳng khan hiếm như mọi người vẫn nghĩ.
Nguồn: BitcoinMagazine
Huyền Băng
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị