Tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, chưa đầy 2 năm qua, giá chung cư phân khúc cao cấp nhất đã tăng tới 100%, hơn 400 triệu đồng/m2. Nhiều dự án từng thuộc phân khúc bình dân nay đã lên hàng trung cấp.
Làm thế nào để kìm đà tăng, tạo lập được nhà ở cho đại đa số người dân, trong khi chi phí đền bù, chi phí tài chính liên tục tăng? Đây là bài toán khó đặt ra với chính người trong cuộc.
Phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hưng Thịnh, xung quanh vấn đề này.
Giá nhà liên tục tăng trong thời gian qua. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Phóng viên: Quan điểm của ông như thế nào về giá nhà đất liên tục tăng trong thời gian qua, liệu nó có đang vượt xa giá trị thực của thị trường?
Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hưng Thịnh: Tôi không đồng ý với việc việc tăng giá vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân rất nhiều. Hiện ngôi nhà đầu tiên đối với người Việt Nam đang trở nên xa xỉ.
Về vấn đề tăng giá, tôi nhìn nhận ở 2 điểm chính: Thứ nhất là do thị trường, do tình hình dịch bệnh, những người có tiền họ không biết đầu tư vào cái gì nên họ đi mua đất; Thứ hai là vấn đề vĩ mô, về luật, những chính sách chúng ta làm cho doanh nghiệp phải chờ thời gian. Ví dụ như dự án có kế hoạch làm 2 năm, mà phải chờ 5 năm, vậy 3 năm phát sinh lãi suất bắt buộc phải cộng vào giá.
Phóng viên: Vậy theo ông, đâu là những yếu tố khiến doanh nghiệp hầu như không thể giảm giá nhà?
Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hưng Thịnh: Chi phí của một sản phẩm bất động sản ra thị trường có 2 yếu tố tác động rất lớn, đó là chi phí đền bù và chi phí tài chính. Ví dụ hiện nay Luật quy định về nhà ở xã hội, dự án 2 ha cũng phải làm nhà ở xã hội, tức là nhà ở xã hội đầu vào đất phải tính theo quy định của nhà nước.
Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hưng Thịnh.
Giả sử, chúng tôi có 2ha đất, chúng tôi đi mua của dân, chúng tôi phải thương lượng thì không thể mua theo giá nhà nước quy định được. Ví dụ nhà nước quy định giá khu đó 7 triệu nhưng chúng tôi mua 15 triệu hay 20 triệu, vậy doanh nghiệp phải bỏ ra 20% làm nhà ở xã hội, đầu vào này chỉ tính bằng giá quy định của nhà nước. Vậy chi phí chúng tôi mua vượt kia phải được cộng vào nhà ở thương mại, cuối cùng giá không bao giờ giảm được.
Phóng viên: Với những phân tích của ông, liệu thời gian tới giá nhà có tăng nữa hay không?
Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hưng Thịnh: Theo tôi, với quy định dự án 2 ha phải làm nhà ở xã hội thì giá tăng sẽ nữa, vì doanh nghiệp phải đẩy phần đền bù vào giá nhà thương mại nên chắc chắn giá sẽ tăng.
Nếu muốn giá thành giảm thì những gì thuộc về quy định nhà nước, nhà nước phải giúp cho chi phí đầu vào giảm, như vậy đầu ra mới giảm được. Còn nếu nhà nước làm cho nó tăng thì doanh nghiệp phải tăng. Ví dụ như chi phí tài chính, chi phí lãi suất vì kéo dài dự án, chi phí đền bù nhà ở xã hội không được tính thì phải đưa vào nhà ở thương mại, nên câu chuyện nó ngày càng xa vời với người nghèo kiếm nhà.
Cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Đài THVN!
VTV.vn - Trước tình hình giá thép tăng cao kỷ lục, chung cư chào bán ra thị trường đang đối diện nguy cơ tăng giá, tác động không nhỏ đến người tiêu dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.36702745102501202-gnat-cut-peit-eht-oc-ahn-aig/et-hnik/nv.vtv