vĐồng tin tức tài chính 365

45 năm cuộc bầu cử trên non sông thống nhất - Kỳ cuối: Ngày hội non sông nơi cuối đất

2021-05-21 11:10
45 năm cuộc bầu cử trên non sông thống nhất - Kỳ cuối: Ngày hội non sông nơi cuối đất - Ảnh 1.

Ông Lâm Nuôl kể người dân ngày ấy quan tâm đến việc xây dựng cuộc sống sau chiến tranh - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Ngày vui ở huyện cuối nước

Ông Cao Văn Tiến, nguyên bí thư Huyện ủy Năm Căn (Cà Mau), nhớ lại: Lúc đất nước vừa thống nhất, cả huyện Năm Căn, bao gồm một vùng rừng ngập rộng lớn của bán đảo Cà Mau chỉ có 3 xã là Viên An, Tân Ân và Năm Căn. Dân số khi ấy cũng không quá 30.000 người.

Do tập quán địa phương, dân cư hay tụm lại cất nhà ở ven đầu các con sông, kênh, rạch mà thành xóm làng, thành thị tứ, thị trấn. Người không ưa sống ở "mặt tiền" thì lựa những lạch nước dễ đi lại mà kê nhà, nhiều nhà thì thành làng rừng. Sâu hơn về phía rừng, vẫn có nhiều hộ dân vì trước đó để lánh nạn chiến tranh mà ở "mình ên" trong vùng khỉ ho cò gáy.

Ông Tiến kể trước bầu cử, việc phổ biến cho người dân hiểu ý nghĩa cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội đầu tiên sau khi nước nhà thống nhất đã rất khó khăn. Ngoài địa hình hiểm trở, phần lớn người dân ở huyện cuối cùng của đất nước cũng chưa hình dung bầu cử là gì, đại biểu Quốc hội làm những việc gì. 

Cho nên, cán bộ địa phương phải chở "ô bạt lưa" (loa) đi khắp nơi trong rừng. Có lúc, khu vực chỉ có một hộ dân thì xuồng loa cũng phải dừng lại phóng thanh vào nhà cho dân hiểu đầy đủ nội dung bầu cử mà đi bầu.

Tháng 4-1976, hòa bình vừa lập lại một năm, việc thống kê dân số, số cử tri vẫn còn chưa đầy đủ. Nên cũng có chuyện người dân đến điểm bầu cử mới phát hiện mình không có tên. Họ báo với những người có trách nhiệm thì sẽ được bổ sung vào ngày sau đó.

"Rừng đước bao la cũng là căn cứ của cách mạng. Lúc khó khăn nhất, thiếu nước ngọt, bộ đội phải cất nước, ăn trái mắm thay cơm. Đến khi hòa bình rồi, loa lại phát nội dung kêu bà con đi bầu, nó lạ mà nó vui. Dân lúc ấy chưa hiểu nhiều đâu. Chỉ biết là hết chiến tranh rồi. Đi lại không còn bị tra xét, vậy là mừng...", ông Sáu Tín, một hộ dân ở Tân Ân, nói hồi đó đi lại khó khăn, nhưng tinh thần người dân rất cao, nói đi bầu là đồng lòng cùng đi bầu. 

Giống như ngày trước nói đi biểu tình chống đàn áp, chống chiến tranh là nhà nhà cùng đi...

"Không khí lúc đó cũng băngrôn, biểu ngữ, đặc biệt ở vùng căn cứ cách mạng. Người dân rất nhiều kinh nghiệm từ những cuộc biểu tình phản chiến. Hồi đó, lúc còn chiến tranh, người dân tụ họp lại là để chống chiến tranh, căng thẳng biết mấy còn tổ chức được. Nay tổ chức bầu cử hòa bình, không khí hội hè làm dân tình phấn khởi hơn. Khí thế lúc đó hừng hực...", nhà sử học Hữu Thành (nguyên phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau) nói.

Theo nhà sử học Hữu Thành, không chỉ có những người trong vùng kháng chiến, mà cả những người từng theo chế độ cũ khi tham gia bầu cử Quốc hội đầu tiên tháng 4-1976 sau ngày nước nhà thống nhất cũng thấy vui vì biết mình có quyền công dân. "Bầu cử cũng là dịp để hòa hợp. Dù trong cuộc chiến anh đứng về phía nào, thì khi cầm lá phiếu trên tay họ thấy được giá trị của hòa bình".

Tuy nhiên, cuộc bầu cử ở nơi chiến tranh vừa đi qua cũng có nhiều vấn đề phải lo, nhất là tại các "chi khu" bom mìn sót lại vẫn còn chưa gỡ hết. Các điểm bầu cử được tính toán đặt ở nơi đảm bảo an toàn để người dân được an toàn đi bầu cử.

45 năm cuộc bầu cử trên non sông thống nhất - Kỳ cuối: Ngày hội non sông nơi cuối đất - Ảnh 2.

Thị xã Cà Mau (nay là thành phố Cà Mau) diễn ra bầu cử Quốc hội năm 1976 trong không khí háo hức của người dân vừa hết chiến tranh - Ảnh: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau

Vá vết thương chiến tranh

"Hồi đó, dân mình còn ít chữ. Chuyện bầu cử Quốc hội nhiều người cũng chẳng hiểu nhiều đâu. Nên phải nói kỹ để dân hiểu, để mà còn hưởng ứng...", ông Lâm Nuôl (đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII) kể thêm thậm chí một số cán bộ cơ sở còn có người hiểu, người không hiểu bầu đại biểu Quốc hội là gì.

"Tôi ứng cử chung đơn vị với anh Bảy Nông (Nguyễn Minh Đức, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau). Lần đi tiếp xúc cử tri ở Giá Rai, đến nơi chỉ có le hoe vài người. Có gia đình còn kêu trẻ con đi dự thay cho ba mẹ. Sau lần đó, anh Bảy Nông về chỉ đạo phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân. Trước mắt là phải nói cho dân biết đại biểu Quốc hội là gì, việc bầu cử có ý nghĩa như thế nào trong đất nước hòa bình, thống nhất, từ đó dân mới hiểu, mới tham gia. Những cuộc tiếp xúc cử tri sau đó, người ta mới hăng hái đến dự", ông Lâm Nuôl kể.

Năm 1976, ông Lâm Nuôl được giới thiệu đại diện đồng bào tôn giáo, đồng bào Khmer ứng cử đại biểu Quốc hội khi ông là một nhà sư Phật giáo. Trong sự kiện 30-4-1975, ông được người dân biết đến khi lên đài phát thanh kêu gọi các binh lính VNCH theo Phật giáo, binh lính VNCH là người Khmer nộp súng để tránh họa sát thương. Lúc đó, tại chùa Monivongsa ở Cà Mau có 42 binh sĩ mang súng lại nộp, 12 binh sĩ cởi áo theo ông.

Hòa bình, khi xuất hiện với màu áo chư tăng ứng cử đại biểu Quốc hội, rất nhiều cử tri nhận ra nhà sư và gửi gắm nguyện vọng cho ông. 

"Chuyện lớn nhất là hòa bình, là thống nhất đất nước đã đạt được rồi. Những gì cử tri gửi gắm lúc đó là giải quyết hậu quả của chiến tranh. Trong các buổi tiếp xúc, bà con cử tri đề nghị các đại biểu khi trúng cử thì quan tâm đến cái ăn, đến chuyện học hành và chia sẻ đất đai cho người dân. Vì trong chiến tranh, nhiều bà con tản cư đi nơi khác. Đến khi hòa bình, họ trở lại nơi chốn cũ thì cũng nên cấp lại đất đai để họ ổn định cuộc sống", ông Lâm Nuôl nhớ lại.

Nhà sử học Hữu Thành chia sẻ từ cuộc bầu cử năm ấy, các đại biểu Quốc hội và nhiều cán bộ mới thấy việc đi lại của bà con xứ cuối đất này gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế như vậy, nên thế hệ lãnh đạo địa phương thời đó mới hiểu kiến thiết lại quê hương, xứ sở bắt đầu từ đâu. Đó là xây dựng lộ làng. 

"Tôi còn nhớ có lần chú Sáu Dân (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) hỏi chú Hai Phú (nguyên bí thư Huyện ủy Thời Bình, Cà Mau): "Anh làm lộ để làm gì". Ông Hai Phú thưa "Để tinh thần kháng chiến được lan ra thành thị và để văn hóa truyền thống của dân tộc được dẫn về nông thôn".

Việc vá lại những vết thương của bom đạn lên đồng đất, từ xóm làng, con lộ cho đến sâu thẳm lòng người của đất nước vừa trải qua bao năm lửa chiến bắt đầu từ cuộc bầu cử lịch sử trên non sông thống nhất.

Chòm xóm ăn mừng vui như tết

"Nhiều năm rồi nhắc lại cuộc bầu cử đầu tiên sau ngày nước nhà thống nhất vào tháng 4-1976, tôi vẫn còn nhớ không khí lễ hội thật sự. Bà con từng chòm xóm hùn hạp con trâu, con heo, xóm nghèo thì cũng vài con vịt, con gà, thúng cá lóc để tụ họp ăn mừng ngay sau khi bỏ phiếu về.

Bận đó, mới dứt chiến tranh, dân xứ đồng bưng còn nghèo khổ lắm, nhưng ngày bầu cử cứ vui như tết. Cánh chị em phụ nữ còn gói bánh tét và tổ chức văn nghệ cả đêm, ca cổ tưng bừng", ông Nguyễn Văn Hoàng, 73 tuổi, ở huyện Mộc Hóa, Long An, kể.

Ông Hoàng cho biết năm 1976 nhà ông còn thiếu cả gạo ăn, nhưng vợ chồng đã lặn lội đi lưới suốt hai ngày đêm để góp thúng cá lóc "bự chà bá" vào tiệc vui bầu cử. Những cựu binh từng trải qua chiến trường chia nhau ly rượu vui, kể chuyện bao đêm nằm hầm tránh bom mà mơ ngày hòa bình, được rời tay súng, nhưng chưa bao giờ họ nghĩ đến ngày mình được cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội của một nước nhà đã liền một dải.

QUỐC MINH

45 năm cuộc bầu cử trên non sông thống nhất - Kỳ 4: Ba tỉnh, hai miền và một nước Việt45 năm cuộc bầu cử trên non sông thống nhất - Kỳ 4: Ba tỉnh, hai miền và một nước Việt

TTO - Cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 4-1976 tại Bình Trị Thiên khác hẳn mọi địa phương trong nước: một cuộc hợp nhất ba tỉnh, hai miền vào một nước Việt thống nhất.

Xem thêm: mth.87353359012501202-tad-iouc-ion-gnos-non-ioh-yagn-iouc-yk-tahn-gnoht-gnos-non-nert-uc-uab-couc-man-54/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“45 năm cuộc bầu cử trên non sông thống nhất - Kỳ cuối: Ngày hội non sông nơi cuối đất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools