Hơn 8 tháng liền, phòng thí nghiệm như là nhà của Hà - Ảnh: CÔNG TRIỆU
"Để dự án khả thi về mặt kinh tế, sản phẩm cần nghiên cứu nâng cấp hơn nữa, tạo ra vùng nguyên liệu riêng, đảm bảo tính ổn định, chất lượng và đặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ cũng không thể bỏ qua.
Ông NGUYỄN HOÀNG DŨNG
"Một ngày mình nghe tin ông ngoại bị tiểu đường, chứng kiến sức khỏe của ông xuống dốc, mình nghĩ phải tạo ra một loại "thần dược" có thể giúp ông và mọi người được ăn ngon hơn, ngủ dễ hơn" - Hà chia sẻ.
Chọn phòng thí nghiệm là nhà
Hà bắt đầu tìm hiểu gần xa và biết được một số thảo dược như nhân trần, cam thảo, râu bắp hay cây diệp hạ châu đang mọc quanh vườn nhà đều có công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Biết vậy, nhưng để chế tác cho ra lượng tinh chất có chất lượng lại không hề đơn giản.
"Nếu nguyên liệu không sạch, nghĩa là chỉ cần dính phải một ít thuốc hóa học thì xem như dự án thuần thiên nhiên phá sản rồi" - Hà nói.
Hình ảnh cô gái xinh xắn với nụ cười tươi mải cặm cụi vào sách vở trên chuyến xe buýt số 8 trở thành quen thuộc với nhiều bác tài, sinh viên. "Cách lấy được tinh chất tốt, rồi phối từng loại lại với nhau sao cho phù hợp luôn cân cấn lấy mình. Đó cũng là lý do bạn bè luôn thấy mình trong tình cảnh là con mọt sách dù không phải mùa thi" - Hà cười nói.
Mỗi ngày Hà đến phòng thí nghiệm tại quận 9 hoặc quận 5. Trong quá trình nghiên cứu, hơn 150 thí nghiệm, mẫu công thức được Hà thực hiện trong suốt hơn gần 8 tháng. Những phản ứng ngược khi hòa trộn các loại dược liệu lại nhiều lần khiến cô như muốn "ngộp thở" vì chưa đạt kết quả như mong muốn.
"Làm dự án nhưng có nhiều kiến thức mình vẫn chưa được học đến, thậm chí tìm đọc tài liệu mà không có khiến mình cảm thấy như đang đi vào ngõ cụt và muốn dừng lại" - Hà tâm sự.
Và rồi không nản chí, Hà lại "ăn ngủ" tại phòng thí nghiệm như ngôi nhà thứ hai của mình.
Hét lên khi đọc kết quả
Hà từng đích thân dùng thử sản phẩm với một số công thức mà cô tự tin. Khi công thức cuối cùng cho ra những chỉ số tốt nhất, Hà mạnh dạn đưa sản phẩm đi kiểm định. Khoản tiền tiết kiệm từ việc đi làm thêm ở các cửa hàng tiện lợi, công ty nội thất trước đó được đổ hết vào đứa con tinh thần này.
Hà hét lên trong lần nhận được kết quả kiểm nghiệm từ Sở Khoa học và công nghệ rằng mọi chỉ tiêu sinh hóa, vi sinh, kim loại... trong công thức lần này đều đạt tiêu chuẩn.
"Ngoài kết quả kiểm nghiệm thì công dụng như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, chống oxy hóa, giúp ổn định huyết áp, thanh nhiệt, giải độc... còn được chứng minh trên chính sản phẩm dùng thử cho ông ngoại, người thân, tất cả đều cho kết quả tốt" - Hà mỉm cười.
Xuất sắc vượt qua hàng trăm dự án khác, dòng sản phẩm nước uống thảo dược Golden Herbal Pharma của Bảo Hà từng giành ngôi vị quán quân cuộc thi HUTECH Startup Wings 2021. Sau lần đoạt giải, đã có hơn 3 đơn vị ngỏ ý tài trợ vốn để phát triển sản phẩm nhưng Hà đã từ chối với hai lý do: tập trung chuẩn bị thật tốt cho đồ án tốt nghiệp sắp tới và mong muốn tạo ra một sản phẩm cho riêng mình.
"Mình đã trao đổi kỹ với bố mẹ và may mắn là họ sẵn sàng hỗ trợ vốn để mình có thể tiếp tục phát triển dòng sản phẩm này sau khi tốt nghiệp" - Hà nói.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng - chuyên gia kinh tế, chủ tịch Công ty Đào tạo lãnh đạo và dịch vụ phát triển bền vững (SDLT), nguyên giám đốc nghiên cứu và phát triển (R&D) Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM - nhận xét đây là một dự án có tính nhân văn và cộng đồng rất cao khi góp phần giải quyết bài toán sức khỏe về phòng chống căn bệnh tiểu đường (hiện chưa có thuốc đặc trị triệt để).
"Sản phẩm được sản xuất từ các dược liệu đại trà, lành tính nên nếu sản phẩm phát triển tốt sẽ góp phần cải tiến phát triển ngành dược liệu của VN theo hướng chất lượng, bền vững hơn" - ông Nguyễn Hoàng Dũng chia sẻ.
TTO - Sinh ra ở xứ dừa Bến Tre, Đinh Thị Hạnh Tâm du học từ Pháp về đã nhận ra từ dừa còn có thể tạo ra nhiều thực mỹ phẩm gắn với đời sống người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Xem thêm: mth.5984440122501202-coud-oaht-coun-oat-ehc-neiv-hnis-un/nv.ertiout