Lực lượng chức năng cách ly, phun khử trùng tại tại tòa nhà CT7 chung cư Booyoung, Mộ Lao, Hà Đông, nơi có trường hợp thứ hai là nam, sinh năm 1981, là nhân viên kinh doanh bất động sản - Ảnh: NAM TRẦN
Theo Bộ Y tế, trong 6 giờ qua (từ 12h đến 18h), cả nước có 76 ca mắc mới (ca bệnh 5142 - 5217), đều là ca ghi nhận trong nước, trong đó Bắc Giang 57 ca, Bắc Ninh 19 ca.
Thông tin chi tiết 76 ca mắc COVID-19 mới:
Bắc Ninh (19 ca)
Ca bệnh 5142 - 5160, 18 ca là F1, 1 ca sàng lọc ho sốt. Kết quả xét nghiệm ngày từ 21 đến 23-5 dương tính với SARS-CoV-2.
Bắc Giang (57 ca)
Ca bệnh 516 - 5217, liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quang Châu, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng. Kết quả xét nghiệm từ ngày 19 đến 22-5 dương tính với virus SARS-CoV-2.
Với 76 bệnh nhân mới, số mắc COVID-19 cả nước tính từ đầu mùa dịch là 5.217 bệnh nhân, trong đó có 3.734 ca ghi nhận trong nước và 1.483 ca nhập cảnh. Riêng số ca mắc mới từ ngày 27-4 đến nay là 2.164 ca tại 30 tỉnh, thành.
Trong ngày, Bộ Y tế cho hay thêm một bệnh nhân COVID-19 thứ 3022 (nữ, 72 tuổi), có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp đã tử vong vào tối 22-5. Với ca tử vong mới này, tổng số ca tử vong vì COVID-19 từ đầu mùa dịch lên đến 42 ca, trong đó từ ngày 27-4 đến nay là 6 ca.
Dân Thái chuộng vắc xin Pfizer
Kết quả thăm dò dư luận do Đại học Suan Dusit Rajabhat thực hiện được công bố ngày 23-5 cho thấy đa số người dân Thái Lan tin tưởng vào vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer (đạt tỉ lệ 75,11%); kế đến là loại của Moderna (72,14%); Johnson & Johnson (68,52%); AstraZenaca (65,89%); và Sputnik V (61,89%).
Cuộc thăm dò được thực hiện trực tuyến với 2.644 người trên khắp cả nước từ ngày 17 đến 20-5 để đánh giá phản ứng của họ trước thông báo của chính phủ đưa việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 thành chương trình nghị sự quốc gia.
Theo kết quả thăm dò, 56,49% số người được hỏi cho biết họ đã đăng ký tiêm vắc xin ngừa COVID-19, trong khi 32,39% chưa đăng ký và 11,12% vẫn chưa quyết định.
Chưa kể 64,39% số người được hỏi đồng ý tiêm vắc xin do chính phủ cung cấp; 22,30% vẫn chưa quyết định và 13,31% nói rằng họ không muốn tiêm chủng.
Một nhà sư được tiêm chủng tại bệnh viện ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) ngày 19-5 - Ảnh: REUTERS
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 28-2 với ưu tiên dành cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao là các chuyên gia y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Theo kế hoạch, công tác tiêm chủng đại trà ở Thái Lan sẽ bắt đầu từ ngày 7-6 và kéo dài cho tới cuối năm. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha mới đây nói rằng Thái Lan có dân số trưởng thành khoảng 60 triệu người (trong tổng số dân khoảng 70 triệu người) và do đó cần ít nhất 120 triệu liều vắc xin để tiêm mỗi người hai mũi.
Để chuẩn bị cho những rủi ro tiềm ẩn và sự không chắc chắn, Thái Lan có thể cần 150-200 triệu liều vắc xin cho các giai đoạn trong tương lai của chương trình tiêm chủng.
Ngày 23-5 Thái Lan ghi nhận thêm 3.382 ca mắc mới COVID-19 và 17 ca tử vong do bệnh này, nâng tổng số ca mắc và không qua khỏi lên lần lượt 129.500 ca và 776 ca.
Cùng ngày, nhà chức trách Thái Lan thông báo sẽ siết chặt kiểm soát biên giới sau khi phát hiện 3 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Nam Phi. Các ca nhiễm này là lây nhiễm trong cộng đồng và xuất phát từ các vụ vượt biên trái phép.
TTO - Đang cách ly tập trung, hàng chục cử tri tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam trải qua lần bỏ phiếu đáng nhớ trong đời.
Xem thêm: mth.80907132501202-hnin-cab-av-gnaig-cab-o-nahn-ihg-91-divoc-ac-67-oc-5-32-iot/nv.ertiout