vĐồng tin tức tài chính 365

Chi viện cho Bắc Giang

2021-05-24 09:52

Khó khăn chồng chất khó khăn

Nỗi lo về việc nợ lương, không có lương và cả mất việc làm khiến gánh nặng kinh tế càng đè nặng lên vai người lao động. Nhưng khó khăn từ thiếu lương thực, thực phẩm và nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khiến nhiều công nhân Bắc Giang còn lo lắng hơn.

Chị Đào Thị Giang (42 tuổi) - công nhân Công ty TNHH Crystal Martin, Khu công nghiệp Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang - thổ lộ: "Mình đi cách ly trong diện F1 thì chồng cũng phải tự cách ly ở nhà vì là F2.

Chồng mình làm nghề tự do, giờ anh ở nhà mình chỉ biết vay thêm anh em họ hàng để tồn tại. Hằng tháng mình còn tăng ca, công ty trả thêm 1-2 triệu đồng nữa nhưng không đủ để nuôi 2 con và mẹ già. Ngoài tiền học cho con, tiền thức ăn, điện nước… cái gì cũng phải chi".

Cũng là công nhân F1 đang phải cách ly, chị Hoàng Thị Trang - công nhân Công ty Hosiden Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Châu - tâm sự: "Mình ở đây được một tuần rồi. Mấy ngày đầu, một phần vì chưa quen, phần nữa lo sợ dịch bệnh nên hay mất ngủ. Sau quen dần nên bình tâm hơn.

Tuy vậy, mạng trong đây rất kém nên mình rất khó gọi về cho gia đình. Nhà mình ở Lục Ngạn cách đây 80km, có khi cả tháng về một lần do kinh tế khó khăn. Mình rất mong công ty trả 80, 90% lương để gửi về gia đình (khoảng 5-6 triệu đồng)".

Anh Nguyễn Văn Chí, chủ tịch công đoàn Công ty Crystal Martin (Khu công nghiệp Quang Châu), cho biết công đoàn công ty đã trực tiếp hỗ trợ mỗi công nhân 5kg gạo tẻ, 20 quả trứng, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước mắm… Tuy nhiên, phần hỗ trợ trên chỉ giúp người lao động vượt qua khó khăn trong vài ngày đầu.

Qua nắm bắt, anh Chí chỉ ra những khó khăn sau. Thứ nhất, đa số đoàn viên công ty ở trọ lâu dài nên tự nấu cơm mà giờ không thể tự đi mua do phải tự cách ly. Thứ hai, nhiều người muốn mua đồ tươi nhưng nguồn cung hạn chế.

Thứ ba, số công nhân nữ rất lớn nhưng các hàng tạp hóa, siêu thị đóng cửa nên việc mua băng vệ sinh, dầu gội… rất khó khăn. Thứ tư, thời tiết nóng bức mà công nhân không được sử dụng điều hòa nên anh Chí mong các cấp tính toán nhanh phương án hỗ trợ quạt cá nhân.

"Tôi mong muốn Nhà nước, các ban ngành đứng ra bán hoặc thông báo địa điểm để công nhân mua đồ tươi sống. Tốt nhất, thôn hoặc xã có chương trình phát thịt đông lạnh, chỉ vài lạng/tuần. Chứ thực phẩm không có rau xanh, thịt tươi nên rất ảnh hưởng sức khỏe công nhân", anh Chí giãi bày.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Công Huy, trưởng thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, cho biết thôn có khoảng 8.000 công nhân và nhân khẩu 800 người nên nguy cơ lây nhiễm COVID-19 rất lớn.

Theo ông Huy, có đến 40% công nhân trọ trên địa bàn không thể nấu ăn do không có bếp, không có tủ lạnh hoặc ở một mình. Do vậy, ông Huy đề nghị các cấp tìm phương án hỗ trợ các đối tượng đang gặp khó khăn này.

"Ngoài ra, có nhiều người lao động bị đau bụng, đau đầu… không thể đi khám bệnh do quy định. Địa phương đề nghị các cấp nghiên cứu và hỗ trợ đội y tế lưu động ngay trong thôn. Chúng tôi bất chấp mọi nguy hiểm đến mình nhưng mong các cấp hỗ trợ dụng cụ y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ cho lực lượng…", ông Huy chia sẻ.

Nhằm hỗ trợ người lao động đang ở trọ bị ảnh hưởng bởi COVID-19, tỉnh Bắc Giang đã thành lập tổ hỗ trợ đời sống cho công nhân, chỉ đạo địa phương thành lập mô hình "Siêu thị 0 đồng hỗ trợ công nhân". Kết quả ban đầu cho thấy hàng nghìn chủ nhà trọ đến nhận lương thực, thực phẩm tại siêu thị và chia đến tay gần 20.000 công nhân.

HÀ QUÂN

Xem thêm: mth.7850228042501202-gnaig-cab-ohc-neiv-ihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chi viện cho Bắc Giang”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools