vĐồng tin tức tài chính 365

Campuchia siết nhập khẩu heo bất hợp pháp tại các tỉnh biên giới

2021-05-24 12:21

Campuchia siết nhập khẩu heo bất hợp pháp tại các tỉnh biên giới

Nam Bình

(KTSG Online) - Thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), ngành nông nghiệp Campuchia kêu gọi các tỉnh biên giới với Việt Nam ngăn chặn việc nhập khẩu trái phép heo sống, thịt heo sống cũng như các sản phẩm liên quan để hạn chế lây lan bệnh dịch tả heo châu Phi (AFS).

Trong tuần qua, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đã có văn bản gửi chính quyền các tỉnh biên giới của Campuchia, trong đó nhận định dịch tả heo châu Phi (AFS) hiện đang bùng phát tại các nước châu Á.

Để ngăn chặn dịch AFS lây lan từ các nơi vào Campuchia, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đề nghị chính quyền các tỉnh biên giới của Campuchia ngăn chặn việc nhập khẩu trái phép heo sống, thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo vào nước này.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương dự báo, trong thời gian tới, phía Campuchia sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch đối với heo sống, thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo trên tuyến biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Sạp thịt heo tại một khu chợ ở TP Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: Khmer Times.

Cùng với đó, cơ quan chức năng Campuchia sẽ siết chặt công tác kiểm dịch đối với thịt heo, sản phẩm thịt heo nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đường bộ với Việt Nam.

Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu heo sống, thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo (nếu có) trên tuyến biên giới với Campuchia cần lưu ý xuất khẩu theo đường chính ngạch, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và chuẩn bị đầy đủ giấy phép kiểm dịch động vật.

Cũng theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, nhu cầu tiêu thụ thịt heo của Campuchia vào khoảng 7.000-8.000 con/ngày (1 con 60 kg). Trong khi đó, nguồn cung trong nước có thể đáp ứng 6.000 con/ngày, cần nhập khẩu khoảng hơn 1.000 con/ngày.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tư thương Campuchia nhập khẩu heo sống chủ yếu từ các nước láng giềng như Việt Nam và Thái Lan. Thương nhân Campuchia chủ yếu nhập khẩu heo sống và thịt heo theo hình thức tiểu ngạch nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, và tránh phải xin các giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan chức năng hai nước.

Trước đó, Phnom Penh Post cũng đưa tin, giữa tháng 5 vừa qua, nhà chức trách tỉnh Tbong Khmum (Campuchia) đã bắt giữ một xe tải chở 89 con heo nhập khẩu bất hợp pháp vào nước này. Số heo này sau đó đã được lấy mẫu xét nghiệm với bệnh AFS. Nếu kết quả dương tính, cảnh sát sẽ thiêu hủy số heo này.

Những năm gần đây, Campuchia là một thị trường xuất khẩu giống heo và các sản phẩm thịt heo cũng như thịt gia cầm mới của Việt Nam. Gần đây nhất, giữa tháng 5 vừa qua, Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang Campuchia lô heo giống GF24 (Camborough®48).

Hơn 2.400 con heo giống GF24 của trại heo Cư Jút (tỉnh Đắk Nông, Việt Nam) được vận chuyển trong hơn 10 ngày và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định thú y cũng như phòng chống Covid-19 khi xuất khẩu qua biên giới.

Trong kế hoạch phát triển chăn nuôi của Việt Nam, nhiều địa phương có biên giới giáp với Campuchia như Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Gia Lai… cũng có kế hoạch xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh để xuất khẩu, trong đó có thị trường Campuchia.

Tuy nhiên, theo đánh giá, lượng heo xuất khẩu sang thị trường này hiện vẫn còn khá khiêm tốn và thường theo thời vụ. Phía Campuchia thích heo có trọng lượng nhỏ (chỉ từ 60-90kg/con) trong khi việc vận chuyển sang thị trường này cũng không dễ dàng khiến chi phí gia tăng, thương lái không mặn mà.

Xem thêm: lmth.ioig-neib-hnit-cac-iat-pahp-poh-tab-oeh-uahk-pahn-teis-aihcupmac/775613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Campuchia siết nhập khẩu heo bất hợp pháp tại các tỉnh biên giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools