vĐồng tin tức tài chính 365

TP Hồ Chí Minh kiến nghị tăng điều tiết ngân sách: Vì sao cần nhiều hơn 18%?

2021-05-25 06:41

Là đầu tàu kinh tế, đóng góp 27% ngân sách và 22% GDP cả nước. Tuy nhiên, hiện TP Hồ Chí Minh đang gặp những thách thức của một siêu đô thị hơn 10 triệu dân. Kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, bệnh viện và trường học quá tải... thành phố cần thêm nguồn lực để giải quyết các áp lực đang đối mặt.

Mới đây, TP Hồ Chí Minh kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho địa phương từ 18% lên 23% giai đoạn 2022 - 2025. Đề án này mới đây đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính "ủng hộ tối đa".

Nguồn thu ngân sách của TP Hồ Chí Minh như thế nào?

Sau khi nhận được sự ủng hộ tối đa của Thủ tướng, mới đây, đại diện Bộ Tài Chính cho biết Chính phủ sẽ trình đề án ở kỳ họp Quốc hội tháng 10. Nếu được thông qua, tỷ lệ điều tiết mới sẽ áp dụng từ năm 2022. Có thể nói, đây là một tin vui, mang lại nhiều hi vọng cho chính quyền cũng như người dân TP Hồ Chí Minh.

Bởi trong những năm qua, tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP Hồ Chí Minh 18% thực sự là không đủ để tạo động lực cho thành phố phát triển. Vậy tại sao không đủ và các nguồn thu ngân sách cho TP Hồ Chí Minh hiện được tính toán như thế nào?

Theo quy định, hiện có 3 khoản thu về cho ngân sách Nhà nước từ TP Hồ Chí Minh. Thực chất không phải nguồn thu ngân sách nào thành phố cũng được giữ 100% hay được chia theo tỉ lệ.

Thứ nhất: Thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Đó là những khoản thu thành phố được giữ lại tất cả như: Thuế môn bài, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ.

Thứ hai: Thu hộ Trung ương, nghĩa là tất cả phải nộp100% về cho Trung ương như: Thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, thuế tài nguyên.

Thứ ba: Thu phân chia. Đây mới là khoản phân chia giữa Trung ương với thành phố, nghĩa là khoản thu này thành phố được giữ lại mức 18%. Ví dụ như thuế VAT, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

TP Hồ Chí Minh kiến nghị tăng điều tiết ngân sách: Vì sao cần nhiều hơn 18%? - Ảnh 1.

Hiện TP Hồ Chí Minh đang gặp những thách thức của một siêu đô thị hơn 10 triệu dân. Ảnh minh họa.

Vì sao cần nhiều hơn 18%?

Theo cách tính hiện hành, năm 2021, dự toán tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn sẽ là 364 nghìn tỷ đồng và ngân sách được giữ lại của thành phố sẽ là 69 nghìn tỷ đồng. Thành phố sẽ tiếp tục nằm trong tình trạng thiếu hụt khi không đủ chi và sẽ bội chi theo kế hoạch năm nay là 14 nghìn tỷ đồng.

Dựa trên tính toán này, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh cho biết, nếu như tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng 1%, thành phố được thêm 2.000 tỷ đồng mỗi năm; 5% tương đương 10.000 tỷ đồng. Nếu thông qua, thành phố sẽ dùng kinh phí này đầu tư hạ tầng, giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉ lệ điều tiết ngân sách giảm còn 18% cũng làm cho tốc độ thu ngân sách tại thành phố giảm. Đơn cử, trong giai đoạn 2007 - 2010 tốc độ thu ngân sách thành phố tăng hơn 25%; sau khi cắt giảm, đến nay con số này chỉ còn có 4,5%.

Theo các chuyên gia, con số này cho thấy rõ sự hụt hơi trong việc tăng thu ngân sách của thành phố. Nếu kéo dài, vai trò đầu tàu của TP Hồ Chí Minh sẽ giảm đi. Bằng chứng, trong 10 năm qua, tỉ lệ tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh giảm dần chỉ trên dưới 7%, môi trường đầu tư cũng trở nên kém hấp dẫn.

Do đó, với nguồn ngân sách tăng thêm, TP Hồ Chí Minh sẽ tập trung ưu tiên cho đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là các dự án trọng điểm như khép kín Vành đai 2, Vành đai 3, cao tốc Mộc Bài, mở rộng cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Trung Lương…

Nếu như ví ngân sách là một chiếc bánh, việc tăng tỉ lệ ngân sách cho TP Hồ Chí Minh đồng nghĩa ngân sách Trung ương sẽ thu về nhiều hơn, nghĩa là chiếc bánh ngân sách này sẽ to ra và mọi tỉnh thành đều cũng hưởng lợi ích chung. Bởi theo phân tích, khi TP Hồ Chí Minh đầu tư một đồng ngân sách huy động được 10 đồng vốn xã hội, tức hiệu quả gấp 3 lần.

Cần thêm cơ chế "thử nghiệm" khác cho TP Hồ Chí Minh

Theo các chuyên gia, bản chất cạnh tranh của các quốc gia là sự cạnh tranh giữa các đô thị lớn. Do vậy, việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh cho TP Hồ Chí Minh cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Nếu xét theo quy mô dân số đạt hơn 10 triệu dân, TP Hồ Chí Minh đã trở "siêu đô thị". Một "siêu đô thị" thì không chỉ cần một nguồn lực lớn hơn, mà còn đi kèm đó là những cơ chế thử nghiệm để huy động các nguồn lực khác tốt hơn.

TP Hồ Chí Minh kiến nghị tăng điều tiết ngân sách: Vì sao cần nhiều hơn 18%? - Ảnh 2.

TP Hồ Chí Minh vừa kiến nghị tăng 5% tỷ lệ điều tiết cho ngân sách địa phương từ mức 18% như lâu nay lên 23%. Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý - Đại học Fulbright Việt Nam cho hay: "Tỉ lệ điều tiết tăng lên từ 18% lên 23% là một phần trong lời giải đấy. Bên cạnh đó chúng ta cần rất nhiều lời giải khác, ví dụ cần có một cơ chế nào đó cho TP Hồ Chí Minh thử nghiệm để huy động được các nguồn vốn từ thị trường tài chính hoặc là từ khu vực tư nhân để đáp ứng được nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng".

Để làm được điều này, theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đầu tiên phải định vị vai trò của TP Hồ Chí Minh trong chiến lược phát triển của quốc gia, cạnh tranh với các đô thị khác như thế nào? Bởi nếu TP Hồ Chí Minh được ưu tiên thực hiện các chính sách của quốc gia trên địa bàn, lúc đấy thành phố sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển. Ví dụ như cho phép TP Hồ Chí Minh trở thành nơi được thí điểm cải cách thể chế theo mô hình sandbox.

"Chúng ta nghe nói sandbox ở nhiều lĩnh vực khác nhau như liên quan đến fintech hay liên quan đến các cơ chế điều tiết. Ở đây chúng ta nói sandbox liên quan đến chính sách cho một đô thị ở tầm quốc tế và là một siêu đô thị. Ví dụ như để TP Hồ Chí Minh phát triển được cơ sở hạ tầng, có thể có sandbox liên quan đến việc tạo các cơ chế để TP Hồ Chí Minh có thể huy động được thêm các nguồn lực tư nhân để phát triển cơ sở hạ tầng", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nói.

Ngoài ra, sự chủ động của chính quyền TP Hồ Chí Minh cũng rất quan trọng trong việc làm sao tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng hiệu quả, biến TP Hồ Chí Minh thành nơi đáng sống mà không phụ thuộc hoàn toàn vào Trung ương. Đây cũng là một điều kiện cần thiết để đưa TP Hồ Chí Minh nâng hạng so sánh với các đô thị khác trong khu vực.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng nhắc tới bài học Trung Quốc khi nước này dành nguồn lực rất lớn cho các đô thị lớn như Bắc Kinh, hay Thượng Hải, một thời gian dài mức chi 20 - 21% GDP.

Chính vì góc nhìn như vậy, những chính sách ở Thượng Hải là những chính sách của quốc gia được thực hiện ở địa bàn Thượng Hải, giúp thành phố này trở thành 1 trong 5 trung tâm tài chính lớn của quốc tế, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế chung của Trung Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.53831452242501202-81-noh-ueihn-nac-oas-iv-hcas-nagn-teit-ueid-gnat-ihgn-neik-hnim-ihc-oh-pt/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP Hồ Chí Minh kiến nghị tăng điều tiết ngân sách: Vì sao cần nhiều hơn 18%?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools