vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng không mùa cao điểm hè: Vé rẻ tràn ngập vẫn ế

2021-05-25 06:43

Nguồn tin từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết trong ngày 24-5 có khoảng 200 lượt chuyến so với lúc bình thường 500 lượt chuyến.

Cao điểm hè năm nay là lần thứ hai liên tiếp và cũng là đợt thứ tư vận tải hàng không lún sâu trong khủng hoảng do dịch bệnh. Chưa bao giờ sân bay lại lác đác vài chuyến đi/đến/ngày kéo dài suốt tháng 5-2021 như vậy.

Hàng không mùa cao điểm hè: Vé rẻ tràn ngập vẫn ế - ảnh 1
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vắng bóng hành khách
dù đã vào đợt cao điểm hè. Ảnh: PHONG ĐIỀN

Sân bay đứt chuyến

Ông Vũ Duy Mật, Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phòng), cho biết mạng bay nội địa của Cát Bi kết nối với chín đường bay nội địa, tuy nhiên hiện chỉ còn duy trì khoảng tám chuyến bay/ngày so với hàng chục chuyến đi/đến lúc bình thường. Ông Mật đánh giá với diễn biến dịch bệnh như hiện tại khó đoán định thời điểm nào dòng khách du lịch sẽ phục hồi trở lại.

Một đại diện của Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình) thông tin dịp cao điểm lễ 30-4, bình quân mỗi ngày có tám chuyến bay đến Quảng Bình, với lượng khách đạt khoảng 2.000 người/ngày thì nay chỉ còn duy trì 1-2 chuyến đi/đến/ngày từ TP.HCM và ngược lại. “Đây là đợt thứ tư hàng không rơi vào khủng hoảng khiến lượng khách đi lại thấp chưa từng thấy” - vị này chia sẻ.

Ghi nhận của PV, trên dữ liệu theo dõi tình trạng chuyến bay Fligtradar24 từ sân bay Tân Sơn Nhất cho thấy tần suất khai thác các chuyến bay đi/đến sân bay nhộn nhịp nhất cả nước rất thưa so với dữ liệu thường thấy. 

Thậm chí tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 mới đây, ông Trần Doãn Mậu, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam, thông tin ba tuần sau dịp lễ 30-4 vừa qua, sân bay Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk không có chuyến bay. Tương tự, hai sân bay Rạch Giá (Kiên Giang) và Cà Mau thường xuyên không có chuyến bay.

Mất khách cao điểm hè

Vậy triển vọng cao điểm hè khách đi lại sẽ như thế nào? Giám đốc điều hành phòng vé trực tuyến HATIKA Nguyễn Văn Quý thận trọng bình luận: “Tạm thời gác lại do dữ liệu khách đặt vé cho cao điểm hè tới gần như tê liệt”. Ông Quý tính toán chỉ tính riêng tháng 5 lượng khách giảm hơn 90%. Dù kiểm soát tốt dịch bệnh trong tháng 6 hoặc tháng 7 thì lượng khách cũng khó quay lại như dịp cao điểm hè năm trước do tâm lý e ngại dịch quay lại. Do vậy khách sẽ không đặt vé trước 2-3 tháng như trước đây.

Theo ông Quý, giai đoạn hiện tại khách chỉ đặt vé đi trong tuần, thay vì đặt trước hàng tháng do vậy dải giá vé rẻ thời điểm hiện tại và những tháng tới vẫn còn rất nhiều. Đồng thời, khách đặt chỗ đi lại trong giai đoạn này chủ yếu là khách lẻ có công việc riêng cấp thiết, không có khách đoàn, khách du lịch. “Hiện bình quân mỗi tuần doanh thu từ bán vé đường bay nội địa của toàn bộ hệ thống của chúng tôi chỉ đạt hơn 100 triệu đồng” - ông Quý thở dài.

Ngoài ra, ông Quý cho biết các đại lý đang trong giai đoạn hoàn tiền cho khách bay dịp tết nên họ mất nhanh dòng tiền. Trong đó, tại phòng vé HATIKA tổng số tiền hoàn lại khách khoảng 1,5 tỉ đồng, số tiền đã hoàn cho khách đạt hơn 10%.

Ông Phạm Ngọc Duy, chủ một đại lý vé máy bay, cũng thông tin lượng khách đặt vé trong tháng 5 tại đại lý của ông thấp chưa từng có. Ngoài ra, lượng khách đặt vé cho những tháng tới rất hạn chế.

Ông Duy cũng phân tích trong giai đoạn này các hãng đều tung ra vé giá 6.000 đồng chưa gồm thuế phí nhưng lại tăng thu dịch vụ quản trị hệ thống đẩy lên hơn 450.000 đồng, thay vì 100.000 đồng cách nay ba năm. Điều này cũng gây tâm lý không tốt cho khách khi hủy chuyến bay nhưng tiền hoàn lại các dịch vụ sân bay và soi chiếu an ninh quá ít sau khi đã trừ các chi phí thủ tục hoàn tiền.

Tiền hoàn vé kẹt trên hệ thống

Theo các đại lý, hiện tiền hoàn vé cho khách bay dịp tết Nguyên đán các hãng đã chuyển rải rác về tài khoản đại lý nhưng họ không thể rút ra để hoàn cho khách mà phải tiếp tục bán vé với khoản tiền tương ứng mới được rút khoản tiền này để hoàn cho khách.

Tuy nhiên, do vé dịp tết khá cao từ 3 triệu đến 4 triệu đồng, còn giá vé hiện tại phổ biến hơn 600.000 đồng/chặng nên rất khó mang lại nguồn tiền tương đương nên việc giải quyết khoản tiền hoàn vé khá chật vật. Nhiều đại lý để giữ mối khách đoàn đã ứng tiền trước cũng rơi vào tình cảnh xoay xở khó khăn để xử lý hoàn vé khách lẻ. 

Vé giá rẻ tràn ngập trên hàng chục đường bay nội địa

Như những đợt khủng hoảng trước, lần này dải vé giá rẻ tràn ngập trên hàng chục đường bay nội địa, cụ thể trên đường bay TP.HCM - Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Vinh… đến hết tháng 5, giá vé từ 6.000 đến 99.000 đồng (chưa gồm thuế phí). Dải vé giá thấp này cũng kéo dài sang tháng 6 do các hãng tung lên hệ thống.

Còn đường bay Hà Nội đi TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng giá vé cao hơn chút ít, riêng đường bay Hà Nội - Phú Quốc giá vé 800.000-1,3 triệu đồng/chiều. Thậm chí để thu hút khách, hãng bay Vietnam Airlines đã tung chính sách “bia kèm lạc” trên mạng bay nội địa đến hết tháng 5. Theo đó, khi mua vé phổ thông linh hoạt được tặng một chỗ trống bên cạnh miễn phí và được ưu đãi mua chỗ trống thứ hai với mức giá 150.000 đồng. Còn khách mua vé hạng phổ thông tiêu chuẩn và phổ thông tiết kiệm được ưu đãi mua thêm một chỗ trống bên cạnh với mức giá 150.000 đồng.

 

 

Xem thêm: lmth.455789-e-nav-pagn-nart-er-ev-eh-meid-oac-aum-gnohk-gnah/iht-od/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng không mùa cao điểm hè: Vé rẻ tràn ngập vẫn ế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools